Những hạn chế

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 60 - 65)

THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.3.2.1.Những hạn chế

Một là, công tác tham mưu của lực lượng Thanh tra giao thông cho UBND thành phố về hoạch định một chiến lược tổng thể cho phát triển và đảm bảo trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn Thủ đơ cịn nhiều bất cập

Các cơ quan chức năng chưa có được một dự báo khoa học làm cơ sở cho định hướng lâu dài đối với hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thủ đơ. Hiện nay các cơ quan có chức năng

quản lý nhà nước về trật tự an tồn giao thơng vẫn trong tình thế chủ yếu bị động chạy theo giải quyết vụ việc cụ thể, chưa có một chiến lược thật sự lâu dài mang tính tổng thể và bền vững để giải quyết tình hình giao thơng thành phố hiện tại và nhiều năm về sau.

Những năm qua, do sự phát triển của kinh tế, đời sống của một bộ phận dân cư được cải thiện và nâng cao nên số người có nhu cầu mua và sử dụng xe ơtơ, mơ tô ngày một tăng. Qua con số đăng ký xe mới của lực lượng CSGT Cơng an Thành phố thì năm sau cao hơn năm trước rất nhiều lần. Nếu năm 1999 CSGT Công an Thành phố đăng ký mới 2.842 xe ô tô, 64.057 xe mô tô và quản lý 92.355 xe ôtô và 666.057 xe mơ tơ thì đến năm 2010 con số đó là: trung bình mỗi tháng tồn thành phố có thêm 10.000 - 15.000 phương tiện, trong đó khoảng 3.000 - 5.000 xe ơtơ, cịn lại là mơ tơ nâng tổng số phương tiện đang quản lý là 368.000 ôtô, 3,8 triệu xe mơ tơ. Con số này cịn chưa tính đến rất nhiều loại phương tiện được đăng ký ở các địa phương khác nhưng được những người dân các tỉnh về Thủ đô học tập, lao động mang theo. Với đà tăng dân số, tăng số lượng phương tiện tham gia giao thông như hiện nay trong điều kiện kinh tế sẽ ngày càng phát triển thì 5 năm sau, 10 năm sau và nhiều năm sau nữa phương tiện đi lại của nhân dân thành phố chủ yếu là loại phương tiện nào? Cơ sở hạ tầng về giao thông phải như thế nào mới đáp ứng được… thì cịn chưa có câu trả lời thỏa đáng. (35)

Cần sớm phải xây dựng một chiến lược tổng thể cho phát triển và giải quyết tình hình TTATGT ở Thủ đơ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 và xa hơn nữa để chủ động hơn trong việc đảm bảo TTATGT trên địa bàn thành phố.

Hai là, việc phối hợp giữa lực lượng Thanh tra và các cơ quan chức năng trong đảm bảo trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn thành phố còn thiếu nhịp nhàng, đồng bộ

Lực lượng TTGT và lực lượng CSGT là những lực lượng chính được giao trách nhiệm tham mưu cho UBND Thành phố về quản lý và tổ chức thực hiện đảm bảo TTATGT trên địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, thời gian qua sự phối hợp giữa hai lực lượng này cịn nhiều bất cập, có những việc chồng chéo, có những việc cịn bỏ trống. Ví dụ, trong cơng tác tun truyền thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thơng thì cả lực lượng TTGT và lực lượng CSGT đều báo cáo là tiến hành tuyên truyền đến các tầng lớp dân cư, nhưng hai đơn vị này không hề đề cập đến sự phối hợp để cùng thực hiện nội dung này.

Một ví dụ khác, cùng báo cáo về số “điểm đen” về tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố nhưng theo báo cáo của Cơng an thành phố hiện có 69 “điểm đen” vẫn còn tồn tại (Báo cáo số 189/BC-CAHN (PV11) ngày 15/12/2007 về tổng kết tình hình, kết quả cơng tác đảm bảo An ninh trật tự năm 2007), còn theo báo cáo của Sở Giao thơng cơng chính (Báo cáo số 793/BC-GT-CT ngày 23/8/2007 của Sở Giao thơng cơng chính về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP) thì có 52 “điểm đen” và đến ngày 20/8/2007 đã xóa được 52/52 “điểm đen”. Ở đây có lẽ là giữa hai lực lượng là Công an và Giao thơng cơng chính thành phố có các tiêu chí đánh giá riêng về “điểm đen” tai nạn giao thông?

Sự không đồng bộ trong tiến hành các giải pháp nhằm kiềm chế TNGT và ùn tăc giao thơng cịn thể hiện qua việc phối hợp giữa các ban, ngành và chính quyền các cấp trên địa bàn Thủ đơ. Ví dụ, các lực lượng chức năng của thành phố thì quyết liệt trong việc tìm các giải pháp tối ưu để kiềm chế TNGT và giải quyết tình trạng ùn tắc giao thơng trong khi đó chính quyền cấp phường lại tùy tiện cho phép ngăn vỉa hè của một số tuyến phố làm nơi trông giữ xe để thu tiền tạo nguồn thu cho phường…

đảm bảo TTATGT từ cấp thành phố cho cấp quận, huyện và phường, xã. Việc này dẫn đến cấp cơ sở còn thiếu chủ động trong việc tiến hành các biện pháp kiềm chế TNGT và UTGT, cịn có tư tưởng ỷ lại hoặc trông chờ vào cấp trên.

Ba là, cơng tác kiểm tra, đánh giá tình hình việc đảm bảo trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn thành phố cịn chưa thường xuyên liên tục

Những năm qua trong tổ chức đảm bảo TTATGT lực lượng TTGT mới chỉ chú trọng vào cơng tác tuần tra, kiểm sốt, xử lý các vi phạm mà chưa thật sự chú ý đến công tác kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về ATGT nói chung của các đối tượng quản lý. Kiểm tra là một chức năng quản lý, một hoạt động thường xuyên của chủ thể quản lý. Có kiểm tra mới đánh giá và phát hiện được thực trạng tình hình quản lý về TTATGT, phát hiện những vấn đề còn bất hợp lý, những vấn đề khó đi vào cuộc sống, những tình huống thường phát sinh trong quản lý… từ đó để đưa ra các giải pháp thực hiện vừa có tính hợp pháp vừa có tính khả thi.

Chẳng hạn, do khơng kiểm tra và đánh giá đúng thực trạng của việc bịt một số ngã 3, ngã 4 ở một số tuyến phố trong quận nội thành nên đã dẫn đến tình trạng TTATGT ở những nơi này bị ách tắc thêm gây bất bình cho người tham gia giao thơng vì khơng khả thi trong thực tế diễn ra trong một thời gian và dẫn đến quyết định phải hủy bỏ.

Bốn là, những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông

Những năm qua lực lượng TTGT Hà Nội đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo TTATGT trên địa bàn Thủ đơ. TTATGT tồn thành phố đã có những chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp hơn, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thơng đã có những chuyển biến rõ nét, ùn tắc giao thông tiếp tục được kiềm chế… Tuy nhiên, trong tổ chức quản lý và đảm bảo TTATGT của lực lượng TTGT cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần

sớm được khắc phục:

Thứ nhất, cơng tác nắm tình hình, dự báo, phân tích, đánh giá và xử lý

tình hình trật tự an tồn giao thơng cịn chưa sâu sát kịp thời, chưa chủ động và nhạy bén. Vì thế, trong hoạt động đảm bảo TTATGT cịn nặng nề về chạy theo giải quyết các vụ việc cụ thể, chưa chủ động trong xây dựng các phương án giải quyết một cách tổng thể, lâu dài và bền vững.

Thứ hai, chưa có giải pháp giữ gìn TTATGT, trật tự đơ thị đồng bộ, bố

trí lực lượng có nơi chưa hợp lý, việc phân cấp về quản lý và đảm bảo TTATGT cho Đội thanh tra các quận, huyện diễn ra quá chậm; xử lý vi phạm Luật giao thơng chưa tương xứng với tình hình vi phạm; TNGT cịn ở mức cao, ùn tắc cục bộ còn diễn ra nhiều vào các giờ cao điểm. Tình trạng người vi phạm TTATGT chống lại lực lượng TTGT đang có chiều hướng gia tăng.

Thứ ba, cơng tác cải cách hành chính trong lực lượng Thanh tra nói

chung và trong lực lượng TTGT nói riêng cịn diễn ra chậm nhất là những vấn đề liên quan đến đăng ký, cấp giấy phép lưu hành đặc biệt đối với xe quá khổ, quá tải; việc quản lý phương tiện, xử lý các vi phạm về TTATGT …

Thứ tư, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, nắm tình hình quản lý cán

bộ, thanh tra viên và nhân viên ở một số đơn vị còn hạn chế, thiếu chủ động. Một bộ phận cán bộ, thanh tra viên và nhân viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, có biểu hiện làm việc trung bình chủ nghĩa, gây phiền hà, sách nhiều, vịi vĩnh, nhận tiền hối lộ trong giải quyết công việc nhất là các vụ việc xử lý vi phạm TTATGT, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với lực lượng TTGT. Một số ít cán bộ, thanh tra viên và nhân viên trẻ chưa được đào tạo cơ bản, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, tu dưỡng rèn luyện dẫn đến vi phạm kỷ luật, sai quy trình cơng tác.

Thứ năm; do địa bàn rộng, đặc biệt từ sau khi sáp nhập với Thanh tra

GTVT Hà Tây, nhận thức của người dân không đồng đều do đó phát sinh nhiều vi phạm và ngày càng tinh vi nên việc bố trí cán bộ, thanh tra viên,

nhân viên làm cơng tác tuần tra kiểm sốt cịn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, lực lượng tham gia cơng tác đảm bảo trật tự ATGT, trật tự đơ thị cịn thiếu nên cũng gặp nhiều khó khăn.

Thứ sáu; hiện nay chỉ có 45 người là Thanh tra viên, do đó đã gặp

nhiều khó khăn trong cơng tác chun mơn. Mặt khác việc qui định tiêu chuẩn cấp thẻ Thanh tra viên theo Công văn số 7442 BGTVT-TTr về việc vận dụng bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra và cấp thẻ Thanh tra viên cho số cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn theo Quyết định 818/TCCB-VP, cụ thể phải có đủ 6 loại giấy tờ sau: Có bằng đại học; có chứng nhận học lớp nghiệp vụ Thanh tra; Chứng chỉ ngoại ngữ; Chứng chỉ tin học; Chứng chỉ Quản lý nhà nước; Trung cấp chính trị. Số cán bộ, cơng chức đã tốt nghiệp Đại học, có đủ tiêu chuẩn chun mơn, cịn thiếu bằng Trung cấp chính trị nên cịn thiếu 156 thẻ Thanh tra viên nữa.

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 60 - 65)