Tăng cường biên chế và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có chính sách thỏa đáng cho lực lượng thanh tra

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 75)

GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI CỦA LỰC LƯỢNG THANH TRA GIAO THÔNG

3.2.1.3. Tăng cường biên chế và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có chính sách thỏa đáng cho lực lượng thanh tra

giao thông

Tổ chức hoạt động giao thông và quả lý TTATGT của cả nước hiện tại và những năm tới sẽ có nhiều nội dung yêu cầu mới với sự phát triển của nhiều loại hình giao thông, phương tiện giao thông và các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để mở rộng sản xuất, tăng cường khả năng giao lưu hội nhập giữa các địa phương với nhau và các nước khác trong khu vực nhằm mở rộng và phát triển các khu đô thị, các vùng kinh tế tập trung…hoạt động giao thông đường bộ chắc chắn sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó các loại hình giao thông mới xuất hiện như giao thông đường sắt trên các cầu vượt nội bộ, xe điện trên cáp treo, tầu điện ngầm; hướng dẫn điều khiển giao thông bằng các thiết bị thông minh tự động đo, đếm, ghi nhận lỗi…Sự phát triển đó, đòi hỏi trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của lực lượng TTGT phải tương

ứng thích nghi và phù hợp.

Trong bối cảnh đó lực lượng TTGT vừa phải có kiến thức vững vàng và khả năng thực hành tốt nhiều mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của ngành Thanh tra như: Quản lý hành chính về TTATGT (kiểm tra, giám sát sát hạch, giải tỏa lấn chiếm HLATGT, tuần tra kiểm soát giao thông, xử lý vi phạm TTATGT …); hoạt động giám sát nắm tình hình địa bàn, đối tượng cần đấu tranh trên các tuyến giao thông trọng điểm; tham gia điều tra tố tụng đối với các vụ TNGT; tổ chức vận động hướng dẫn quần chúng chấp hành luật giao thông và tham gia quản lý TTATGT ở từng địa bàn cơ sở; vừa phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật nhằm chủ động phòng ngừa các hành vi vi phạm luật trên các tuyến đường địa bàn giao thông công cộng, góp phần thực hiện các yều cầu nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong điều kiện hoạt động giao thông phức tạp có sự tham gia của nhiều loại hình giao thông; đối tượng, phương tiện tham gia giao thông; trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giao thông tiên tiến hiện đại.

Việc quản lý trật tự an toàn giao thông của lực lượng TTGT trong tương lai không chỉ thuần túy sử dụng các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn của ngành Thanh tra, mà còn phải sử dụng nhiều kiến thức cơ bản về kỹ thuật ATGT như: Nguyên lý cấu tạo, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của cầu, đường phương tiện giao thông, kiến thức tổ chức mạng giao thông, tổ chức hoạt động giao thông, hướng dẫn giao thông và các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho yêu cầu quản lý TTATGT…nhằm giúp TTGT thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia kiểm tra thẩm định lựa chọn thiết kế xây dựng, quy hoạch phát triển các công trình giao thông và các công trình khác có liên quan đến TTATGT; hướng dẫn điều khiển giao thông đường bộ, giao thông đô thị; phân tích nguyên nhân, điều kiện của tình trạng TNGT.

Để tăng cường biên chế cho lực lượng TTGT có đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, cần bổ sung biên chế cho các đội TTGT bằng các hình thức sau:

- Tuyển sinh hằng năm theo các quy định hiện hành để đào tạo theo hệ chuẩn: + Đối với bậc đại học chuyên ngành Thanh tra: thực hiện tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ tiêu của Bộ GTVT qua kỳ thi đại học hằng năm.

+ Đối với bậc trung học: thực hiện tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ tiêu của Bộ GTVT thông qua kỳ thi cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hằng năm.

- Tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp đại học các ngành cần thiết cho công tác TTGT như: đại học Giao thông Vận tải, đại học Bách Khoa (tin học, cơ khí), đại học Xây dựng, đại học Kinh tế.

Bên cạnh đó, còn tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng TTGT đường bộ theo hướng:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ TTGT đường bộ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ GTVT.

- Đưa số cán bộ, nhân viên hiện đang công tác ở các đơn vị TTGT mới có trình độ sơ cấp đi đào tạo đạt trình độ trung học chuyên môn ngành theo hình thức tại chức.

Ngoài ra, cần có chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với lực lượng Thanh tra giao thông, bằng cách rà soát lại các quy định về chính sách hiện hành đối với lực lượng TTGT hiện nay để xem xét, kiến nghị, bổ sung, chế độ, chính sách tiền lương, trợ cấp cho phù hợp.

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w