Bảng 2.3 Hệ số chi phí lao động củaViệt Nam trong sản xuất lúa gạo
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển xuất khẩu gạo củaViệt Nam trong thời gian tới
gian tới
3.1.1. Dự báo xuất khẩu gạo của thị trƣờng thế giới
Cuộc khủng hoảng lƣơng thực bắt đầu từ năm 2008 vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt, thậm chí cịn nặng nề thêm do ảnh hƣởng của cơn bão tài chính tồn cầu. Trong đó, diễn biến trên thị trƣờng gạo là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng. Theo dự báo của Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2016, thị trƣờng gạo thế giới sẽ còn tiếp tục biến động mạnh với các xu hƣớng chính sau:
* Mậu dịch gạo thế giới tăng tăng lên trong thời gian tới .
Theo dự báo, tình hình gia tăng dân số cùng với sự biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến nhu cầu gạo tăng cao. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu này trong gần 10 năm tới, mỗi năm thƣơng mại gạo toàn cầu đƣợc dự đoán phải tăng khoảng 2,4 %, tức là đạt mức 35 triệu tấn vào năm 2016. Trong những năm tới các giống gạo hạt dài chiếm khoảng 3/4 thƣơng mại lúa gạo toàn cầu. Gạo hạt dài đƣợc nhập khẩu bởi nhiều nƣớc ở Nam và Đông Nam Á, Trung Đông và phần lớn các nƣớc vùng Sahara – châu Phi, châu Mỹ Latinh. Gạo hạt ngắn và hạt trung bình dự kiến tăng 10 - 12%, đƣợc nhập chủ yếu bởi Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ...
Xu hƣớng gia tăng thƣơng mại gạo thế giới có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ 2008 đến 2010, mậu dịch gạo đƣợc dự báo tăng mạnh là do nỗi lo sợ khủng hoảng kinh tế có khả năng kéo dài trên tồn cầu, nên các quốc gia tăng cƣờng dự trữ lƣơng thực để đảm bảo an ninh lƣơng thực. Theo dự báo mới nhất của FAO và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), tình
trạng giãn nợ và thu nhập thấp do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến nhu cầu gạo tăng do gạo vẫn là lƣơng thực chính của gần một nửa trong hơn 6,6 tỉ dân cƣ toàn cầu. IRRI dự báo, mức tiêu thụ gạo của thế giới năm 2010 sẽ tăng hơn 1% so với năm 2008.
Trong giai đoạn sau từ 2011 đến 2018, nền kinh tế tồn cầu có sự phục hồi. Các chuyên gia của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo, tiêu dùng gạo thế giới sẽ tăng chủ yếu là do dân số Châu Á tăng (Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ). Mức tiêu dùng gạo bình quân đầu ngƣời tăng ở các nƣớc Tây bán cầu, Trung Đông. Trong giai đoạn này, tiêu dùng gạo thế giới tăng phần lớn là do nhu cầu nhập khẩu gạo tăng ở Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Philippines và tiểu vùng Saharan của Châu Phi. Năm thị trƣờng này chiếm khoảng 70% phần tăng cầu nhập khẩu lúa gạo của toàn thế giới trong giai đoạn 2011- 2018.
Nhìn chung, mậu dịch gạo tồn cầu hứa hẹn sẽ tăng mạnh trong khoảng 10 năm tới. Trong đó, Châu Á và Châu Phi là 2 khu vực có tốc độ gia tăng thƣơng mại lớn nhất. Châu Á dự báo sẽ tiếp tục tăng do áp lực tăng dân số, mặc dù tiêu dùng gạo bình qn đầu ngƣời có xu hƣớng giảm ở các nƣớc Châu Á có thu nhập cao, nhƣng dự báo nhu cầu lúa của Châu Á vẫn sẽ tăng thêm 38 triệu tấn mỗi năm. Nhu cầu lúa gạo của Châu Phi dự báo cũng sẽ tăng mỗi năm 50 triệu tấn lúa.
* Nguồn cung cấp lúa gạo thế giới ngày càng khan hiếm.
Diện tích gạo thế giới dự báo sẽ khơng mở rộng trong giai đoạn từ 2008 đến 2018, thấp hơn khoảng 2% so với mức tính tốn của 1999/2000. Hầu hết các nƣớc Châu Á đều khơng có, hoặc có khả năng rất ít mở rộng diện tích lúa. Trong thập kỷ tới, diện tích lúa ở Trung Quốc thu hẹp lại dự báo sẽ bù trừ vào diện tích mở rộng ở tiểu vùng Saharan ở Châu Phi và các nƣớc châu Mỹ La tinh.
Do tình hình biến động trên thị trƣờng gạo thế giới diễn biến khó lƣờng nên các nƣớc xuất khẩu gạo chủ chốt khơng cịn xuất khẩu ồ ạt mà đã bắt đầu có các chính sách điều chỉnh hạn chế xuất khẩu. Điều này báo trƣớc một thị trƣờng gạo khan hiếm nguồn cung trong tƣơng lai.
Là một trong số các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu, Ấn Độ dự báo vẫn đứng ở vị trí thứ ba trong số các nƣớc xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu gao của Ấn Độ thất thƣờng. Trong những năm gần đây, lũ và hạn hán xảy ra ở nƣớc này gây thiệt hại lớn về sản lƣợng lƣơng thực, giá lúa mỳ tăng cao đã đẩy nhu cầu tiêu thụ gạo tăng. Nhu cầu tiêu thụ gạo trong nƣớc tăng dẫn đến hạn chế trong xuất khẩu gạo ra thị trƣờng thế giới. Chính phủ nƣớc này cịn đang xem xét ban hành chính sách cấm xuất khẩu các loại gạo thƣờng không phải basmati. Theo dự báo của USDA trong thập kỷ tới, dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ chỉ tăng trƣởng khoảng hơn 30%, thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng chỉ tăng thêm 1% từ 16% năm 2007/08 lên khoảng 17% đến năm 2017/18.
Thị phần gạo xuất khẩu dự báo sẽ giảm ở Hoa Kỳ, Pakistan, và Trung Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ dự báo vẫn là nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ tƣ thế giới trong giai đoạn 2007/08 đến 2017/18, tuy nhiên trong giai đoạn này, xuất khẩu gạo Hoa Kỳ tăng chậm trong cả giai đoạn. Thị phần xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị trƣờng thế giới sẽ giảm từ 12% năm 2007/08 xuống chỉ còn khoảng 10% vào năm 2017/18. Lý do, tăng nhu cầu trong nƣớc và mở rộng sản xuất ở các vùng có diện tích hẹp, năng suất tăng chậm làm ảnh hƣởng đến xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ.
Pakistan hiện nay, là nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ năm thế giới, và có ít khả năng mở rộng diện tích lúa gạo. Ngồi ra, Pakistan cịn đang đối mặt với vấn đề thiếu nƣớc, các vấn đề môi trƣờng liên quan đến nông nghiệp. Nhƣ vậy,
xuất khẩu gạo Pakistan dự kiến tƣơng đối ổn định, ở mức 3 triệu tấn một năm trong cả giai đoạn.
Trung Quốc xuất khẩu trung bình 2,6 triệu tấn gạo trong giai đoạn 1998- 2003, từ đó xuất khẩu gạo của Trung Quốc tiếp tục giữ ổn định ở mức 1 triệu tấn gạo. Khối lƣợng gạo xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ năm 2004 do diện tích lúa thu hẹp lại dẫn đến nguồn cung trong nƣớc hạn chế. Diện tích sản xuất lúa đƣợc dự báo là giảm nhẹ, bù lại năng suất tăng lên. Mức tiêu dùng giảm nhẹ bù cho dân số tăng. Nhìn chung, Trung Quốc mặc dù là nƣớc sản xuất gạo nhiều nhất thế giới, nhƣng sản xuất chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu nội địa ngày càng tăng cao nên lƣợng gạo dành cho xuất khẩu giảm.
Ai Cập và EU cũng xuất khẩu gạo nhƣng dự báo xuất khẩu gạo của Ai Cập sẽ giảm trong 10 năm tới, do tăng trƣởng tiêu dùng gạo mạnh vƣợt mức tăng sản lƣợng. Xuất khẩu gạo Ai Cập hiện đã đạt gần tới mức kỷ lục. Diện tích trồng lúa dự báo sẽ không tăng, và năng suất lúa Ai Cập đạt mức gần cao nhất của thế giới. Xuất khẩu gạo EU dự báo không tăng và ổn định trong suốt giai đoạn 2008/09 đến 2017/18, sau khi tăng mạnh trong giai đoạn đầu dự báo. EU không cạnh tranh về giá trên thị trƣờng gạo thế giới. Hầu hết xuất khẩu gạo EU tới các thị trƣờng Bắc Phi, Trung Đông, Trung Á và các nƣớc châu Âu khác.
* Giá gạo xuất khẩu tăng
Giá gạo xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới bắt đầu tăng kể từ cuối năm 2007 và đạt mức đỉnh vào năm 2008. Sau đó giá gạo bắt đầu hạ nhiệt và có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại vào đầu năm 2009. Theo dự báo của FAO, giá gạo thế giới sẽ chỉ tăng đến mức cao nhất vào năm 2009, sau đó bình ổn trở lại trong giai đoạn từ 2010 đến 2018..
Ngoài ra, theo dự báo này, tốc độ tăng GDP của các nƣớc đang phát triển tuy sẽ giảm dần, nhƣng chỉ giảm rất chậm từ 5,1% hiện nay xuống cịn 4,3%
năm 2018. Cùng với đó, số dân của tồn bộ các nƣớc đang phát triển sẽ tăng mạnh từ 4,368 tỷ hiện nay lên 4,897 tỷ vào năm 2018. Do kinh tế phát triển nhanh và dân số vẫn tăng nhanh của nhóm nƣớc này chắc chắn sẽ làm gia tăng nhu cầu về gạo. Trong khi đó, cho dù sản xuất lúa gạo thế giới vẫn tăng, nhƣng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tốc độ tăng cũng cao hơn không đáng kể so với tiêu dùng, khiến giá gạo thế giới dự báo sẽ còn tăng trong thập kỷ tới.
* Mặc dù nhu cầu tiêu thụ gạo được dự đoán tăng mạnh ở Châu Á nhưng đây cũng là khu vực xuất khẩu gạo chủ yếu trong thập kỷ tới.
Dự báo trong giai đoạn 2008-2018, các nƣớc sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nƣớc Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lƣợng gạo xuất khẩu của thế giới. Việt Nam xuất khẩu gạo hạt dài là chủ yếu. Thái Lan xuất khẩu gạo thơm, gạo hạt dài đặc biệt và gao dính. Có thể thấy rằng nguồn cung xuất khẩu gạo của các Việt Nam và Thái Lan dự báo tăng do sản lƣợng gạo tăng do năng suất lúa đƣợc cải thiện; tiêu dùng gạo bình qn đầu ngƣời trong nƣớc có xu hƣớng giảm.
3.1.2. Mục tiêu, định hƣớng phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam tới năm 2020 năm 2020
* Mục tiêu
- Tăng lƣợng gạo xuất khẩu trên cơ sở vẫn phải đảm bảo lƣơng thực quốc gia và có lãi cho ngƣời sản xuất và ngƣời xuất khẩu.
- Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu bằng cách xây dựng một hệ thống phân phối trên thị trƣờng quốc tế và chú trọng chất lƣợng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.
- Nâng cao kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở nâng cao giá gạo xuất khẩu trên thị trƣờng quốc tế.
Đa dạng hoá nhiều loại với các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng thế giới, cơ cấu của chủng loại sản phẩm phải thay đổi theo chiều hƣớng tích cực ngày càng có nhiều chủng loại chất lƣợng cao, đặc sản phù hợp, giảm tỷ lệ các loại gạo phẩm cấp thấp.
Đa phƣơng hoá thị trƣờng tiêu thụ gạo đồng thời xác định và có sự ƣu tiên đối với thị trƣờng xuất khẩu gạo chiến lƣợc, lâu dài bằng ổn định số lƣợng và nâng cao chất lƣợng hàng hố, khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trƣờng tiềm năng thành những thỉ trƣờng quen thuộc và truyền thống của mình.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều hình thức tổ chức tham gia xuất khẩu để có thể đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu ở mọi nơi, mọi lúc, mỗi quy mơ của khách hàng. Điều đó địi hỏi cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải có cơ chế quản lý sinh hoạt mềm dẻo thích ứng với kịp thời những biến động của thị trƣờng
Tiếp cận và hợp tác với các nƣớc, các tổ chức quốc tế có chƣơng trình viện trợ lƣơng thực để tranh thủ bán gạo, coi đây nhƣ là một cách để thâm nhập vào thị trƣờng thế giới một cách sâu và rộng.
Xây dựng mọi cơ sở nền tảng cho xuất khẩu gạo phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và tập quán thƣơng mại Quốc tế.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo củaViệt Nam trong thời gian tới