MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ TKD việt nam (Trang 95 - 99)

PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TKD VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Năm 2013 là năm thứ 6, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mơi kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay.

Bức tranh kinh tế thế giới năm 2013 khơng mấy sáng sủa,vẫn cịn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ cơng vẫn cịn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu chưa hồn tồn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thối nhưng triển vọng kinh tế tồn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố khơng thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Trong bối cảnh trên, số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2013 tăng khoảng 6,04% - thấp

nhất trong 10 năm trở lại đây. Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết khá tốt mức cung tiền do đó kiểm sốt được lạm phát, thêm vào đó giá lương thực, thực phẩm cũng chỉ tăng nhẹ...

Tuy nhiên, so với mục tiêu tổng quát đề ra, kinh tế năm 2013 mới hoàn thành một vế là “lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012”, còn yếu tố “tăng trưởng ổn định” vẫn được đánh giá là chưa vững chắc.

Tăng trưởng cao hơn nhưng đây vẫn là năm thứ ba liên tiếp khơng hồn thành mục tiêu. Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam cũng thiếu bền vững khi dựa nhiều vào vốn và lao động. Đóng góp lớn vào tăng trưởng năm qua là khối doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi xuất siêu tới 14 tỷ USD, thu hút được 21,6 tỷ USD. Lạm phát giữ ở mức thấp song nguy cơ tăng cao trở lại vẫn tiềm ẩn khi mức tăng thấp năm qua chủ yếu do thắt chặt chính sách tài khóa, tổng cầu nền kinh tế yếu. Thời gian tới, giá cả hàng hóa có thể phải chịu các cú sốc từ việc các hàng hóa cơ bản trong nước được điều chỉnh theo giá thị trường, lạm phát từ yếu tố tiền tệ cùng lúc có thể xuất hiện sau độ trễ nới lỏng bội chi ngân sách, tăng nợ cơng.

Bên cạnh đó, một điểm nghẽn quan trọng chưa được giải quyết triệt để những năm qua chính là nợ xấu. Cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) được thành lập đang tiến hành mua nợ của các nhà băng nhưng còn vướng mắc về cơ chế xử lý. Với thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay, giải quyết nợ xấu cũng phải mất thời gian chứ không thể xử lý trong ngắn hạn.

Kinh tế tăng trưởng thấp, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chinh sách, giải pháp nhằm khơi thơng tín dụng nhưng các doanh nghiệp chưa thốt khó khăn. Ước tính năm 2013, cả nước có khoảng 60.737

doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm trước. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng 10% nhưng quy mơ vốn bình quân lại giảm đi, từ mức 6,68 tỷ đồng một doanh nghiệp năm 2012 xuống còn 5,18 tỷ đồng.

Khép lại bức tranh kinh tế 2013 với cả gam màu sáng và tối, sang năm 2014, dự báo kinh tế thế giới thuận lợi hơn và môi trường vĩ mô trong nước dần đi vào ổn định, kinh tế Việt Nam kỳ vọng có nhiều cải thiện đáng kể. Các tổ chức đều dự báo kinh tế Việt Nam sẽ có dấu hiệu phục hồi trong năm 2014, cụ thể IMF và WB cùng đưa ra mức dự báo tăng trưởng đạt 5,4%, ADB dự báo 5,5% (mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012). Đà tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2013 cùng bước tiến trong việc thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ là hai trong số những nguyên nhân chính khiến các tổ chức quốc tế nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2014.ADB hạ dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2014 xuống mức 7,2% (giảm 1% so với dự báo tháng 7/2013) do giá một số mặt hàng đã được kiểm sốt và diễn biến ổn định. Theo ADB, chính sách tiền tệ có xu hướng nới lỏng có thể kích thích lạm phát tăng nhẹtrở lại trong năm 2014. Trong khi đó, IMF điều chỉnh tăng dự báo lạm phát cho cả năm 2014 lên mức 7,9% (tăng 0,5% so với dự báo tháng 7/2013). Hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2014 là 5,71% với xác suất xảy ra tương đối cao và trong điều kiện tốt nhất có thể đạt 6,18%. Do vậy, đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8% do Quốc hội đặt ra là hồn tồn có khả năng nếu Việt Nam tận dụng những thuận lợi trong mở rộng thương mại và thu hút các nguồn vốn bên ngoài.

Như đã đề cập ở trên, năm 2014 được xác định là năm cịn nhiều khó khăn và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và cơng Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cơng nghệ TKD Việt Nam nói riêng. Các cơng trình, dự án đầu tư bị cắt giảm do chính sách thắt chặt của Nhà nước, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, biến động của thị trường đầu vào cùng với sự khan hiếm của nguồn vốn... Căn cứ vào tình hình thực tế, cơng ty đã đặt ra những mục tiêu và định hướng cụ thể cho hoạt động của mình trong thời gian tới như sau:

3.1.2.1. Mục tiêu

- Đạt kết quả kinh doanh tốt và tăng theo thời gian

- Trong năm tới đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng sản phẩm tồn đọng, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, đặc biệt là chỉ tiêu về thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà

nước 

- Tăng cường nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, phát triển kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu

- Thu hồi nhanh chóng các khoản nợ của khách hàng để tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu suất sử dụng đồng vốn.

- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra để tăng doanh thu, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, bảo đảm việc làm và nâng cao đời sống người lao động.

3.1.2.2. Định hướng phát triển

- Tiếp tục giữ vững và phát triển quan hệ với các đối tác đang hợp tác đầu tư cũng như khơng ngừng tìm kiếm các đối tác mới để phát triển hoạt

động đầu tư xây dựng kinh doanh của công ty nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, tìm kiếm, khai thác các thị trường mới.

- Mở rộng, nâng cao sự liên kết, hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao vị thế thương hiệu của công ty.

- Nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng cơng tác tìm kiếm và tham gia đấu thầu, nâng cao khả năng trúng thầu, từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh của cơng ty.

- Cấu trúc bộ máy quản lý và nhân sự theo chiến lược kinh doanh mới đảm bảo năng suất hiệu quả phát triển. Nâng cao mức lương và chế độ chăm sóc cho nhân viên

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ TKD việt nam (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)