Các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ TKD việt nam (Trang 76 - 80)

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

2.2.6. Các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của công ty

BẢNG 2.10. BẢNG PHÂN TÍCH HỆ SỐ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TKD VIỆT NAM

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nợ phải trả VNĐ 32,975,917,273 27,040,732,936 5,935,184,33 7 21.95 2. Vốn chủ sở hữu VNĐ 32,493,364,379 31,905,524,085 587,840,294 1.84 3. Tài sản ngắn hạn VNĐ 51,689,782,458 46,970,934,681 4,718,847,77 7 10.05 4. Tài sản dài hạn VNĐ 13,779,499,194 11,975,322,340 1,804,176,85 4 15.07 5. Tổng nguồn vốn VNĐ 65,469,281,652 58,946,257,021 6,523,024,63 1 11.07

CÁC HỆ SỐ PHẢN ÁNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN

I. CƠ CẤU NGUỒN VỐN Chênh lệch(%)

1. Hệ số nợ % 50.37 45.87 4.49

2. Hệ số vốn chủ sở hữu % 49.63 54.13 (4.49)

II. CƠ CẦU TÀI SẢN

3. Tỷ suất đầu tư vào TSNH % 78.95 79.68 (0.73) 4. Tỷ suất đầu tư vào TSDH % 21.05 20.32 0.73

Nguồn : Tính tốn từ Bảng cân đối kế toán năm 2012 và 2013  Về cơ cấu nguồn vốn của công ty:

- Hệ số nợ:

Dựa vào bảng phân tích 2.10 ta thấy: hệ số nợ của cơng ty trong năm 2013 có xu hướng gia tăng với con số cụ thể đầu năm 2013 đạt 45.87%, cuối năm tăng lên đạt 50.37% với tỷ lệ tăng 4.49% ,nguyên nhân tăng hệ số nợ của công ty là do vốn chủ sở hữu tăng khơng lớn (chỉ tăng có 1.84%) trong khi

đó, các khoản nợ phải trả của cơng ty tăng với tỷ lệ 21.95% tương ứng tăng 5,935,184,337 đồng vào cuối năm 2013, vì thế có sự gia tăng của hệ số nợ. Đồng thời đem so sánh với các hệ số nợ của các doanh nghiệp cùng ngành thì hệ số nợ của công ty được coi là khá khả quan, như công ty Phát triển Công nghệ BTK hệ số nợ là 60.15%, Công Ty Cổ Phần Công Nghệ An Tồn Việt Nam hệ số nợ là 55.27%, cịn so sánh với hệ số nợ của trung bình ngành là 43% thì tỷ lệ nợ của cơng ty cũng khơng có sự chênh lệch đáng kể …Nguyên nhân là do trong những năm đầu đi vào hoạt động công ty hầu như sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu cho việc kinh doanh là chủ yếu, trong năm qua công ty nhận thầu thêm một số dự án mới như: Dự án Cung cấp hệ thống Camera an ninh cho Đài truyền hình Việt Nam, Cung cấp hệ thống báo cháy, mạng truyền hình cable nội bộ cho tịa nhà Đài tiếng nói Việt Nam, Dự án thiết kế và lắp đặt mạng tổng đài điện thoại Khách sạn Cơng đồn…cơng ty có xu hướng gia tăng sử dụng nguồn vốn vay để nhằm tận dụng ưu thế của nguồn vốn vay và trang trải các chi phí phục vụ cho việc thực hiện các dự án mới. Có thể thấy hệ số nợ của cơng ty đang có tỷ trọng ngày càng lớn hơn vì thế khả năng tận dụng ưu thế của địn bẩy tài chính của cơng ty là cao nhưng điều đó cũng dẫn tới rủi ro tài chính của cơng ty đang ngày càng tăng lên . Vì vậy trong thời gian tới cơng ty nên có những biện pháp quản lý nợ thật tốt để đạt được hệ số nợ hợp lý vừa để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc kinh doanh của công ty mà khơng ảnh hưởng nhiều đến vấn đề tình hình tài chính của cơng ty.

- Hệ số vốn chủ sở hữu:

Nhìn vào bảng phân tích 2.10 cho thấy: hệ số vốn chủ sở hữu trong năm 2013 giảm từ 54.13% xuống còn 49.63%, tỷ lệ giảm 4.49%, tuy nhiên giá trị thực của vốn chủ lại khơng giảm xuống, vẫn tăng ít từ 31,905,524,085 đồng

là 1.84%. Nguyên nhân của việc này là mặc dù vốn chủ sở hữu vẫn tăng nhẹ tuy nhiên nợ phải trả lại tăng cao hơn trong năm qua, điều này dẫn đến có sự sụt giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu tăng là do sự gia tăng của lợi nhuận để lại chưa phân phối. Có thể thấy, tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm nhưng cũng chỉ giảm khá ít cũng khơng gây ra những tác động gì lớn. Điều này cho thấy khả năng tự chủ trong kinh doanh của cơng ty đang có sự dịch chuyển dần từ tự chủ sang phụ thuộc. Trong những năm trước đó phần nào cơng ty chú trọng khai thác nguồn vốn tự có của mình cho việc kinh doanh, tuy nhiên gần đây cơng ty đang có xu hướng giảm dần sự phụ thuộc của nguồn vốn vào vốn chủ bằng cách giảm tỷ trọng của nguồn vốn này và gia tăng nguồn vốn vay. Điều này có 2 tác động đối với công ty, một là công ty tận dụng được ưu điểm của nguồn vốn vay, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn chủ trong kinh doanh, bên cạnh đó sẽ khiến cho cơng ty có rủi ro càng ngày càng tăng cao về tài chính và khả năng thanh toán mất dần sự chủ động trong nguồn vốn. Nhưng nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của cơng ty là hợp lý, khơng có sự chênh lệch q lớn giữa tỷ trọng nợ và tỷ trọng vốn chủ sở hữu phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty và chứng tỏ được khả năng tài chính của cơng ty là khá lành mạnh.

Về cơ cấu tài sản của công ty:

- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Dựa vào bảng 2.10 ta thấy: tỷ suất đầu tư và tài sản ngắn hạn là rất lớn, trong hai năm đều có tỷ trọng trên 70%, điều này là rất hợp lý với đặc thù kinh doanh của công ty,công ty tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản lại giảm đi. Cụ thể, đầu năm 2013, cứ một đồng tài sản của cơng ty có 0.7968 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, đến cuối năm 2013, cứ một đồng tài sản của cơng ty có 0.7895 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, giảm 0.73 đồng so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân tăng

là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng tổng tài sản, năm 2013 so với 2012 tài sản ngắn hạn tăng 10.05% trong khi đó tổng tài sản 11.07% (theo số liệu bảng 2.5).

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó tài sản ngắn hạn khác lại rất ít, điều này cho thấy vốn của cơng ty đang một phần chiếm dụng và một phần bị ứ đọng ở hàng tồn kho mặc dù số lượng và tỷ trọng hàng tồn kho trong năm qua có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn. Công ty cần có các biện pháp đẩy mạnh cơng tác quản lý các khoản phải thu đồng thời quản lý hàng tồn kho, sử dụng hiệu quả lượng tiền mặt gia tăng trong công ty. Đây là một trong những tồn tại của công ty, bởi lẽ nếu như công ty bị chiếm dụng, ứ động vốn quá lớn, và trong thời gian lâu dài, vốn của công ty cho hoạt động kinh doanh sẽ trở nên thiếu hụt và vì thế hoạt động kinh doanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vậy cơng ty cần có các biện pháp quản lý các khoản phải thu và quản lý các khoản mục khác trong tài sản ngắn hạn, có như vậy thì tình hình tài chính và vốn kinh doanh của cơng ty mới được đảm bảo lành mạnh và an toàn.

- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn:

Dựa vào bảng phân tích 2.10 ta thấy: trong năm 2013 tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn có xu hướng tăng nhẹ, tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty tăng 0.73% từ 20.32% ở thời điểm đầu năm lên 21.05 % ở thời điểm cuối năm 2013.Tốc độ gia tăng tài sản dài hạn lớn hơn tốc độ tăng tổng tài sản, theo số liệu bảng 2.5 năm 2013 tốc độ tăng tài sản dài hạn là 15.07% trong khi đó tốc độ tăng tổng tài sản là 11.07%. Các khoản đầu tư tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư tài sản cố định chiếm trên 90% tài sản dài hạn, nguyên nhân của việc gia tăng tỷ trọng đầu tư vào tài

sản dài hạn là do trong năm một số máy móc phục vụ công tác lắp đặt các sản phẩm của công ty như máy nén, máy cắt không sử dụng được nữa, công ty phải đầu tư mua mới các thiết bị này làm cho tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn tăng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ TKD việt nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)