3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG
3.2.3. Quản trị Hàng tồn kho
Trong kinh doanh các doanh nghiệp bao giờ cũng phải có một lượng nhất định hàng hóa, thành phẩm và nguyên vật liệu dự trữ trong kho, nó là bước đệm nhằm làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được thông suốt, liên
tục. Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ làm ứ đọng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn và tài sản kém. Bên cạnh đó doanh nghiệp lại phải tăng thêm chi phí cho việc lưu kho, bảo quản làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.
Trong những năm gần đây, lượng hàng tồn kho của công ty TKD Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn cụ thể năm 2011 là 38.02%, năm 2012 là 39.79%, và năm 2013 là 28.03%. Những con số này đều cao hơn so với các công ty cùng ngành như Công Ty Cổ Phần Công Nghệ An
Toàn Việt Nam lượng hàng tồn kho chỉ chiếm khoảng gần 20%, công ty Phát triển Công nghệ BTK là 25%. Hàng tồn kho của công ty TKD Việt Nam chủ yếu là hàng hóa tồn kho, một phần nhỏ cơng cụ dụng cụ.
Hàng hóa tồn kho năm 2014 chiếm 98.7% tổng giá trị hàng tồn kho. Trong đó chủ yếu là hai mặt hàng:
- Mặt hàng thuộc lĩnh vực điện, điện tử như: camera quan sát, các thiết bị an ninh, báo động báo cháy, thiết bị chống sét, hệ thống điện nặng, điện nhẹ, hệ thống âm thanh… chiếm 90% tổng giá trị hàng hóa tồn kho.
- Mặt hàng thuộc lĩnh vực tin học chiếm 10% tổng giá trị hàng tồn kho Nguyên nhân làm cho giá trị hàng hóa tồn kho lớn là do:
- Phần lớn hàng hóa mua về từ đầu năm 2013 dự kiến sẽ tiêu thụ trong năm. Lượng hàng hóa này có chất lượng tốt và có thể xuất bán ngay khi cần nhưng do chính sách bán hàng của cơng ty cịn chưa hiệu quả cao, nhiều đối thủ cạnh tranh về giá cũng như tính năng kỹ thuật trong từng chủng loại hàng hóa nên trong năm 2013 mặc dù lượng hàng tồn kho đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn.
- Nguyên nhân thứ hai làm giá trị hàng hóa tồn kho lớn là giá trị hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa lỗi mốt, tính năng cơng nghệ thấp khơng đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện tại và một số sản phẩm bị hư hỏng nhẹ trong quá trình vận chuyển cịn chưa tiêu thụ ngay được. Cơng ty cần kiểm tra
đánh giá lại những hàng hóa khơng cịn khả năng sinh lời trên thị trường thì cần phải được thanh lý để tận dụng nguồn vốn sử dụng cho mục đích khác.
Như vậy, việc đẩy mạnh cơng tác tiêu thụ để giảm lượng hàng hóa tồn kho nhằm làm giảm hàng tồn kho, tăng cao hơn nữa số vòng quay hàng tồn kho, giải phóng vốn bị ứ đọng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn là rất cần thiết đối với công ty TKD Việt Nam. Để cải thiện tình hình trên cơng ty có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Để tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ cơng ty cần phải nghiên cứu chính sách Marketing hợp lý, phải tìm thêm khách hàng mới bằng cách nghiên cứu thị trường thơng qua việc tìm hiểu thị trường, theo dõi đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũ, cơng ty cần có biện pháp xúc tiến bán hàng cụ thể.
- Do đặc thù kinh doanh của công ty là các mặt hàng phục vụ cho ngành điện tử, tin học và các mặt hàng của công ty thuộc mặt hàng công nghiệp. Hệ thống phân phối chính của cơng ty là tiếp nhận đơn đặt hàng, bán hàng, tư vấn trực tiếp không qua trung gian. Cơng ty có thể sử dụng hai cơng cụ để xúc tiến bán hàng hóa chủ yếu là Marketing trực tiếp và bán hàng trực tiếp kết hợp chiết khấu thương mại.
- Cơng ty cần kiểm sốt quy mô hàng tồn kho bằng cách xác định nhu cầu tồn kho thành phẩm, hàng hóa hợp lý dựa trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết và dự đoán nhu cầu thị trường nhằm giảm thiểu chi phí lưu kho tránh ứ đọng vốn.
- Ngồi ra cơng ty cũng cần thường xuyên theo dõi thị trường đầu vào, dự đốn xu hướng giá hàng hóa đầu vào để có chính sách dự trữ hợp lý.
- Qua phân tích ở chương 2 cũng thấy được hai điểm bất cập trong hàng tồn kho của cơng ty đó là cơng ty khơng trích lập khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Với lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn như cơng ty TKD
Việt Nam thì việc trích lập khoản dự phòng này là khá cần thiết để giảm bớt gánh nặng khi có sự biến động giá cả hàng hóa. Và trong năm 2013 số lượng hàng tồn kho và tỷ trọng hàng tồn kho đều giảm, đó là những cố gắng tích cực từ phía cơng ty TKD Việt Nam, tuy nhiên đi kèm với việc giảm được lượng hàng tồn lại là sự tăng lên đáng kể của khoản phải thu của khách hàng. Công ty nên cân nhắc kỹ trong trường hợp này, bán được hàng là rất tốt, nhưng việc công ty tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm sẽ khơng cịn ý nghĩa khi cơng ty khơng thu được tiền thanh tốn. Cơng ty cũng nên biết chọn lựa khách hàng, chỉ nên đáp ứng những đơn đặt hàng mà khách hàng chắc chắn đảm bảo được khả năng thanh toán.