Quản trị nợ phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ TKD việt nam (Trang 100 - 104)

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG

3.2.2. Quản trị nợ phải thu

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán. Việc xem xét các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp cần kết hợp với việc thu hồi các khoản bị chiếm dụng để giảm bớt vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, tăng khả năng chi trả của doanh nghiệp. Việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tuy nhiên nếu để lượng vốn bị chiếm dụng lớn sẽ dẫn đến lãng phí vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

BẢNG 3.1. TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN PHẢI THU

(Đơn vị tính : %)

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013

Phải thu khách hàng 70.45 90.05

Trả trước cho người bán 26.1 9.95

Các khoản phải thu khác 3.45

Tổng các khoản phải thu 100 100

Nguồn: Tính tốn từ Bảng cân đối kế tốn năm 2012, 2013

Công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối, tư vấn, lắp đặt các sản phẩm camera quán sát, hệ thống an ninh, báo động, báo cháy, thiết bị chấm

công… do đó việc tỷ trọng doanh thu bán chịu khá lớn trong tổng doanh thu là đặc trưng của ngành. Bên cạnh đó, một số bạn hàng của cơng ty trong năm qua cũng đang nợ khoản tiền hàng lớn như công ty TNHH một thành viên phát triển số 1, Công ty Cổ phần Địa ốc Vạn Phát Hưng. Chính vì vậy khoản phải thu thời điểm cuối năm 2013 là 26,336,665,204 đồng tăng 25.51% so với thời điểm đầu năm và cũng tăng tỷ trọng lên chiếm 50.95% trong tài sản ngắn hạn. Số vốn bị chiếm dụng tăng lên làm giảm hiệu suất sử dụng nợ phải thu nói riêng và hiệu suất sử dụng vốn lưu động cũng như tồn bộ vốn nói chung, do đó là giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để nhanh chóng thu hồi vốn đẩy nhanh vịng quay vốn, hạn chế việc phát sinh chi phí khơng cần thiết quản lý khoản phải thu và rủi ro không thu hồi được nợ cơng ty TKD Việt Nam có thể sử dụng một số biện pháp sau:

+ Do chiến lược đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm nhất là trong khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành khác ngày càng tăng, nên cơng ty thường xun nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng. Công ty nên thực hiện phân loại khách hàng, với những khách hàng thường xuyên ký kết các hợp đồng lớn và có uy tín trong cơng tác thanh tốn thì nên có chính sách bán chịu nới lỏng hơn so với các khách hàng khác. Trước khi đưa ra chính sách bán chịu, cơng ty phải xem xét từng khách hàng phân tích phẩm chất tư cách tín dụng, năng lực trả nợ thơng qua các chỉ tiêu thanh toán, bảng dự trữ ngân quỹ hoặc ràng buộc khách hàng bằng các khoản ký quỹ ký cược.

+ Khi ký kết các hợp đồng với khách hàng công ty cần đưa ra thảo luận và thống nhất các điều khoản về thanh toán với khách hàng như quy định rõ thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán.. và siết chặt kỷ luật thanh toán. Song các điều khoản này phải phù hợp với chính sách chế độ hiện hành. Ví dụ, nếu khách hàng thanh tốn chậm so với thời gian quy định sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng hoặc quá hạn phải chịu lãi suất theo lãi suất vay vốn ngân

hàng từ đó ràng buộc trách nhiệm của bên bán và bên mua góp phần chấp hành tốt các hợp đồng thương mại giữa hai bên.

+ Bên cạnh đó, đi đơi với việc thực hiện nghiêm chỉnh và có chế tài vi phạm hợp đồng cụ thể cơng ty cũng cần xây dựng chính sách khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn và thanh toán nhanh như sử dụng chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán đối với hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh tốn tiền sớm để nhanh chóng để thu hồi được các khoản nợ phải thu. Doanh nghiệp nên có các khoản chiết khấu thanh tốn theo tỷ lệ thích hợp. Một chính sách chiết khấu thanh tốn hợp lý giúp cơng ty nhanh chóng thu được tiền hàng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay vốn đồng thời cũng giảm rủi ro nợ phải thu khơng địi được. Tuy nhiên tỷ lệ chiết khấu và thời hạn chiết khấu là bao nhiêu cịn phải tính tốn đến chi phí sử dụng vốn của công ty. Lãi suất chiết khấu được xác định ở mức nhỏ hơn lãi suất của khoản vay ngân hàng. Làm như vậy mặc dù công ty sẽ phải trả một khoản chi phí chiết khấu song được coi là khoản chi phí thấp mà cơng ty trả để sử dụng khoản vốn tín dụng tránh bị ứ đọng vốn. Ví dụ: đối với những khách hàng thân quen hoặc thanh toán trong thời hạn 0 – 35 ngày, doanh nghiệp có thể áp dụng lãi suất chiết khấu ưu đãi cho những khách hàng đó, cịn đối với những khách hàng chậm thanh tốn thì sẽ được hưởng mức lãi suất chiết khấu thấp hoặc không được hưởng. Tùy vào điều kiện của Công ty và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ đưa ra mức lãi suất chiết khấu hợp lý.

+ Qua phân tích tình hình tài chính của cơng ty TKD Việt Nam ở chương 2 có hai điểm đáng lưu ý như sau:

Thứ nhất, Cơng ty TKD Việt Nam khơng có khoản dự phòng nợ phải

Thứ hai, khoản phải thu của công ty chủ yếu là các khoản phải thu

khách hàng ( cụ thể cuối năm 2013 khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng 90.05% trong cơ cấu nợ phải thu, con số này ở thời điểm đầu năm là 70.45% và tăng 60.41% so với đầu năm)

Cơng ty có thể xem xét những biện pháp sau để có thể cải thiện tình hình:

- Cơng ty cần lập dự phịng các khoản phải thu khó địi. Việc lập dự phịng này sẽ đảm bảo cho công ty tránh được rủi ro khi không thu hồi được các khoản phải thu đến hạn, tránh những khó khăn về tài chính của cơng ty.

- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu trong và ngồi cơng ty, công ty nên sắp xếp “ tuổi” của các khoản phải thu: theo phương pháp này nhà quản lý của công ty sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp đơn đốc,giải quyết thu nợ khi đến hạn.

BẢNG 3.2. BẢNG THEO DÕI CÁC KHOẢN PHẢI THU

Tuổi của các khoản phải thu ( ngày) Tỷ lệ của khoản phải thu so với tổng

số cấp tín dụng 0 - 15 15% 16 - 30 20% 31 - 45 22% 46 - 60 30% 2 tháng đến 1 năm 10% 1 năm đến 2 năm 3%

Bên cạnh việc đôn đốc thu hồi nợ, công ty cũng phải thiết lập phương án thích hợp để trả các khoản nợ, các khoản vốn đi chiếm dụng. Hiên nay, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong quan hệ mua bán là điều có thể dễ dàng nhận ra, nếu chiếm dụng vốn trong một chừng mực nào đó và cơng ty có

phương án trả nợ phù hợp thì sẽ giảm bớt phần nào sự thiếu hụt về vốn kinh doanh, đồng thời không gây những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Ngược lại công ty chiếm dụng vốn quá giới hạn cho phép, không chấp hàng đúng kỷ luật thanh tốn sẽ làm mất uy tín với khách hàng và đối tác. Vì vậy nếu cơng ty khơng có kế hoạch trả nợ phù hợp với tình hình hiện tại sẽ dẫn đến rủi ro tài chính đối với cơng ty. Trong năm 2013 cơng ty vẫn cịn khá nhiều khoản nợ chưa thanh tốn được cho các nhà cung cấp như cơng ty cổ phần Biển Bạc,công ty cổ phần thiết bị công nghệ Hải Đăng,cơng ty cổ phần tập đồn AIC…làm cho khoản phải trả người bán tăng lên đến 90.46%.Tuy đây đều là những nhà cung cấp truyền thống của công ty, nhưng nếu cơng ty khơng lập kế hoạch trả nợ thì dễ dẫn đến tình trạng mất uy tín với nhà cung cấp, có thể sẽ khơng nhận được những ưu đãi thậm chí cắt hợp đồng cung ứng từ những nhà cung cấp này. Cơng ty có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

- Đối với nợ phải trả đã đến hạn, q hạn mà cơng ty chưa có khả năng

thanh tốn thì cơng ty xin gia hạn một thời gian nữa, sau đó tích cực tìm nguồn huy động để trả nợ đúng như những gì đã cam kết.

- Đối với nợ đến hạn, sắp đến hạn công ty cần chủ động tìm nguồn để

trả nợ. Thực hiện biện pháp này phải kết hợp chặt chẽ với việc thu hồi nợ nhằm thanh tốn đúng hạn từ đó khơng gây biến động tới tình hình tài chính của cơng ty, đảm bảo uy tín đối với bạn hàng, đối tác.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ TKD việt nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)