1.2. Lý thuyết chung về kinhdoanh dịch vụ du lịch
1.2.5. Các biện pháp đẩy mạnh kinhdoanh dịch vụ du lịch
1.2.5.1. Thu hút nguồn vốn đầu tư và sử dụng chúng một cách hiệu quả
Thu hút vốn đầu tư giúp tạo thế mạnh về tài chính cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đĩ các cơ sở này sẽ đưa ra các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh một cách tự tin do đã giảm bớt nỗi lo về vốn.
Khi đã cĩ nguồn vốn đầu tư, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cĩ trách nhiệm sử dụng chúng một cách hiệu quả. Cụ thể, sử dụng vốn để nâng cao các dịch vụ
đặc thù hoặc dịch vụ mà du khách cĩ nhu cầu cao. Các cơ sở cũng cần tránh hiện trạng tham nhũng, làm thất thốt nguồn vốn và gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
1.2.5.2. Chú trọng tuyên truyền và quảng bá du lịch
Biện pháp này sẽ nâng cao sự nhận biết của du khách đối với các dịch vụ du lịch, thu hút du khách đến và sử dụng các dịch vụ ấy.
Các hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch phổ biến: - Tuyên truyền, quảng bá du lịch trong nước.
- Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngồi.
- Thực hiện đầy đủ và chính xác các phương án marketing du lịch. - Tạo nên thương hiệu du lịch riêng của địa phương hay của đất nước. - Tham gia các hội chợ, hội thảo, diễn đàn du lịch.
1.2.5.3. Các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của nhà nước
Nhà nước cần đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm định hướng và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Trước hết, cần hồn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách liên qua đến phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Tiếp đến, đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đầu tư vốn để nâng cao chất lượng du lịch và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Nhà nước cũng cĩ thể hỗ trợ việc tuyên truyền, quảng bá du lịch quốc gia hoặc các địa phương. Ngồi ra, nhà nước đĩng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch kết hợp bảo vệ mơi trường và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI