Tổng quan về đất nước và ngành du lịch Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45 - 48)

2.2. Kinh nghiệm kinhdoanh dịch vụ du lịch của Trung Quốc

2.2.1. Tổng quan về đất nước và ngành du lịch Trung Quốc

2.2.1.1. Đất nước Trung Quốc

Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia cĩ chủ quyền nằm tại Đơng Á, giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mơng Cổ, và Triều Tiên. Ngồi ra, Trung Quốc rất gần Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines. Thủ đơ của Trung Quốc là Bắc Kinh, một trong những thành phố đơng dân nhất thế giới. Với diện tích 9.596.961 km², Trung Quốc là quốc gia cĩ diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới và là quốc gia cĩ tổng diện tích lớn thứ tư trên thế giới (The World Factbook, 2017). Với dân số 1.388.232.693 người, Trung Quốc nhiều năm liền là quốc gia đơng dân nhất thế giới (Total Population – China, 2017).

Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đơ Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đơ thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kơng và Ma Cao. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn cĩ mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đến năm 2016, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một châu Á và duy trì ở vị trí thứ 2 thế giới tính theo GDP (The World Factbook, 2017). Nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đĩ cĩ WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20.

2.2.1.2. Ngành du lịch Trung Quốc a) Lịch sử hình thành

Trong giai đoạn 1949 – 1979, nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa thực hiện chính sách đĩng cửa và kiểm duyệt những du khách nước ngồi. Cuối thập niên 1970, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình quyết

định thúc đẩy du lịch để thu về ngoại tệ. Trung Quốc bắt đầu phát triển ngành cơng nghiệp du lịch (Lew, 1987). Một lượng lớn khách sạn và nhà nghỉ được xây dựng, một số di tích được tu sửa và mở cửa cho khác du lịch, các hướng dẫn viên và lao động trong ngành Du lịch cũng được đào tạo bài bản hơn.

Sự phát triển của ngành Hàng khơng cũng như các phương tiện giao thơng vận tải khác làm cho việc đi lại trở nên dễ dàng hơn. Năm 1985, xấp xỉ 1,4 triệu lượt khách đã ghé thăm Trung Quốc, thu về 1,3 tỷ USD cho đất nước này (Lew, 1987).

b) Cơ quan quản lý

Ngành du lịch Trung Quốc do Tổng cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc (China National Tourism Administration - CNTA) quản lý. Cơ quan này được thành lập bởi chính phủ nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. CNTA cĩ trụ sở chính tại Bắc Kinh và chi nhánh trên khắp các tỉnh thành của Trung Quốc.

c) Những thành tựu đạt được

Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia châu Á thu hút khách du lịch nhất. Từ vỏn vẹn 230.000 lượt khách quốc tế đến năm 1978, đến 2006, Trung Quốc đã chào đĩn 49,6 triệu lượt người (World Tourism Organization, 2007).

Năm 2010, Trung Quốc đĩn 55.665 nghìn lượt khách du lịch và trở thành quốc gia cĩ lượt khách du lịch lớn thứ 3 trong năm này, thu về 45,8 tỷ USD. Con số này năm 2013 lần lượt là 55.686 nghìn lượt khách và 51,7 tỷ USD. Doanh thu từ du lịch quốc tế năm 2014 tăng vọt lên 105,4 tỷ USD chỉ với 55.622 nghìn lượt khách. Năm 2015, Trung Quốc tiếp nhận 56.886 nghìn lượt khách (đứng vị trí thứ 4), đem về mức doanh khổng lồ 144,1 tỷ USD, xếp thứ 2 tồn thế giới chỉ sau Mỹ (World Tourism Organization, 2016).

Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành năm 2015 do Diễn đàn Kinh tế thế giới xuất bản, Trung Quốc đứng thứ 15 trên 141 quốc gia, đạt số điểm cao trong các yếu tố “Tài nguyên thiên nhiên” (xếp thứ 5 trên 141) và “Tài nguyên nhân văn và kinh doanh lữ hành” (vị trí đầu tiên).

2.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Trung Quốc

a) Tài nguyên thiên nhiên đa dạng

Với diện tích 9.596.961 km², Trung Quốc là quốc gia cĩ diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới và là quốc gia cĩ tổng diện tích lớn thứ tư trên thế giới. Lãnh thổ Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° Bắc và 54° Bắc, các kinh độ 73° Đơng và 135° Đơng. Cảnh quan của Trung Quốc biến đổi đáng kể trên lãnh thổ rộng lớn của mình. Tại phía đơng, dọc theo bờ biển Hồng Hải và biển Hoa Đơng, cĩ các đồng bằng phù sa rộng và dân cư đơng đúc, trong khi các thảo nguyên rộng lớn chiếm ưu thế ở rìa của cao nguyên nguyên Nội Mơng. Đồi và các dãy núi thấp chi phối địa hình tại Hoa Nam, trong khi miền trung-đơng cĩ những châu thổ của hai sơng lớn nhất Trung Quốc là Hồng Hà và Trường Giang. Ở phía tây cĩ các dãy núi lớn, nổi bật nhất là Himalaya. Ở phía bắc cĩ các cảnh quan khơ hạn, như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc-Nepal. Điểm thấp nhất của Trung Quốc, và thấp thứ ba trên thế giới, là lịng hồ Ngải Đinh (−154m) tại bồn địa Turpan (Coonan, 2017). Sự đa dạng về địa hình giúp Trung Quốc sở hữu gần như tồn bộ danh lam thắng cảnh trên thế giới, một số thắng cảnh nổi tiếng là Cửu Trại Câu, núi Tianzi, sơng Ly Giang…

b) Tài nguyên nhân văn phong phú

Trung Quốc là một trong những nền văn hĩa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Đất nước này sở hữu những cơng trình nổi tiếng thế giới như Vạn lý trường thành, Tử Cấm Thành, Di Hịa Viên….Những trấn cổ lưu giữ bản sắc văn hĩa địa phương như Lệ Giang, Phượng Hồng Cổ Trấn…

Đa số du khách đến với Trung Quốc là để tìm hiểu nền văn hĩa lâu đời của đất nước này. Các tour du lịch Trung Quốc thường sẽ xoay quanh các hoạt động như ghé thăm các di tích lịch sử, các viện bảo tàng, đến với các xưởng sản xuất những sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ nổi tiếng của Trung Quốc, thăm nhà thuốc Đơng Y, thưởng thức các màn trình diễn nghệ thuật cổ truyền và ăn các mĩn ăn truyền thống.

c) Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ

Với dân số 1.388.232.693 người, chiếm 18,47% dân số thế giới trong đĩ chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động, Trung Quốc sở hữu nguồn lao động dồi dào giá rẻ. Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành năm 2015, chỉ tiêu “Nguồn nhân lực và thị trường lao động” của Trung Quốc đứng thứ 25 trên 141 quốc gia, đây là một con số khá ấn tượng.

d) Cơ sở hạ tầng hiện đại

Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thơng vận tải của Trung Quốc thuộc top đầu trên tồn thế giới. “Cơ sở hạ tầng ngành hàng khơng” của Trung Quốc đứng thứ 24 trên 141 quốc gia theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành năm 2015.

Hệ thống cơ sở kỹ thuật riêng của ngành du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống/ẩm thực, tham quan du lịch, vui chơi giải trí rất được chú trọng đầu tư và ngày càng phát triển.

e) Vấn nạn ơ nhiễm mơi trường

Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 10% mỗi năm trong thập kỷ qua, nhưng cũng là nước cĩ lượng xả thải carbon lớn nhất thế giới. Chất lượng khơng khí ở nhiều thành phố lớn của nước này khơng cịn đáp ứng tiêu chuẩn y tế thế giới, riêng thủ đơ Bắc Kinh nhiều năm nay chìm trong khĩi mù. Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong Du lịch và Lữ hành năm 2015, chỉ tiêu “Mơi trường” của Trung Quốc chỉ đứng thứ 132 trên 141 quốc gia, một con số rất đáng báo động.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45 - 48)