Tổng quan về đất nước và ngành du lịch Thái Lan

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 61)

2.3. Kinh nghiệm kinhdoanh dịch vụ du lịch của Thái Lan

2.3.1. Tổng quan về đất nước và ngành du lịch Thái Lan

2.3.1.1. Đất nước Thái Lan

Vương quốc Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đơng Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đơng giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đơng nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Thủ đơ của đất nước là Bangkok. Đây hiện là một trung tâm kinh tế và tài chính trong khu vực. Thành phố đĩng vai trị một điểm trung chuyển trong giao thơng quốc tế và nổi lên như một đầu tàu trong lĩnh vực chăm sĩc sức khỏe, nghệ thuật, thời trang và giải trí. Thái Lan cĩ diện tích 513.000 km2, lớn thứ 50 trên thế giới và thứ 3 tại Đơng Nam Á (The World Factbook, 2017). Với dân số 68.297.547 người, Thái Lan là nước đơng dân thứ 20 trên thế giới (Total Population – Thailand, 2017).

Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ quốc gia cao nhất, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia cơng nghiệp mới trong đĩ du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đĩng gĩp khơng nhỏ cho nên kinh tế. Quốc gia này cĩ nền kinh tế lớn thứ 2 tại Đơng Nam Á và thứ 27 trên thế giới tính theo GDP (The World Factbook, 2017). Thái Lan là một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN), luơn tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực, đồng thời tăng cường mối quan hệ với các nước thuộc khối ASEAN.

2.3.1.2. Ngành du lịch Thái Lan a) Lịch sử hình thành

Ngành du lịch Thái Lan được hình thành vào thập niên 1960 khi những người lính Mỹ tới đây để nghỉ ngơi thư giãn sau những cuộc chiến căng thẳng ở Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ ngành du lịch quốc tế phát triển mạnh mẽ do mức sống tăng lên và con người cĩ thể đi xa hơn nhờ những tiến bộ trong khoa học cơng nghệ. Thái Lan là một trong số ít các quốc gia châu Á nhanh chĩng nắm bắt cơ hội này. Năm 1970, du lịch được Chính phủ Thái Lan xác định là một ngành kinh tế đĩng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (Ouyyanont và Porphant, 2001). Từ đĩ, du lịch Thái Lan khơng ngừng phát triển và Thái Lan trở thành một trong những điểm đến hàng đầu trên thế giới.

b) Cơ quan quản lý

Ngành du lịch Thái Lan được quản lý bởi Tổng cục Du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand – TAT). Cơ quan này được thành lập bởi chính phủ Thái Lan vào năm 1960. Năm 2002, TAT trực thuộc Bộ Du lịch và Thể thao, chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy hoạt động du lịch ở Thái Lan.

c) Những thành tựu đạt được

Thái Lan là một trong số những quốc gia hàng đầu về du lịch trên thế giới. Bắt đầu từ những năm 1960, lượng khách ghé thăm đất nước này liên tục tăng, qua đĩ đem lại nguồn thu ngoại tệ khổng lồ. Nếu như năm 1967, lượng khách quốc tế đến Thái Lan chỉ cĩ khoảng 400 nghìn lượt thì tới năm 2015, con số này lên đến 29.881 nghìn lượt, đứng thứ 2 khu vực châu Á và thứ 11 trên tồn thế giới (Tore, 2015). Doanh thu từ du lịch quốc tế năm 2015 đạt 44,5 tỷ USD, xếp thứ 6 trên tồn thế giới (World Tourism Organization, 2016). Năm 2016, Thái Lan tiếp nhận lượt khách kỷ lục 32.590 nghìn lượt, TAT xác nhận ngành Du lịch đã đem về cho quốc gia này 2,5 nghìn tỷ baht (tương đương 71,4 tỷ USD), tăng hơn 11% so với năm 2015. Cũng theo TAT, doanh thu ước tính từ du lịch của Thái Lan vào năm 2017 sẽ đạt đến 2,8 nghìn tỷ baht (tương đương 78,5 tỷ USD).

Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành năm 2015 do Diễn đàn Kinh tế thế giới xuất bản, Thái Lan đứng thứ 35 trên 141 quốc gia, và đạt số điểm cao trong các yếu tố “Tài nguyên thiên nhiên” (xếp thứ 16 trên 141) và “Cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch” (thứ 21 trên 141).

Năm 2013, Thái Lan đứng thứ 10 trong Top điểm đến du lịch theo UNWTO với khoảng 26,5 triệu lượt khác quốc tế (World Tourism Organization, 2014). Năm 2016, Bangkok đứng thứ nhất trên cả London và New York trong Top các thành phố du lịch lý tưởng nhất do Tập đồn nghiên cứu thị trường Euromonitor International bầu chọn (Euromonitor International, 2017).

2.3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Thái Lan

a) Tài nguyên thiên nhiên đa dạng

Lãnh thổ rộng lớn và trải dài tạo nên những điều kiện địa hình và khí hậu khác biệt. Thái Lan sở hữu những danh lam thắng cảnh tự nhiên như đảo san hơ Pattaya, rừng rậm Chiang Mai, Phuket, vịnh Phang Nga…

Thái Lan cĩ khí hậu nhiệt đới giĩ mùa và cĩ 4 mùa rõ rệt: mùa khơ, mùa nĩng, mùa mưa, mùa mát. Nhiệt độ trung bình ở Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32⁰C vào tháng 12 và lên tới 35⁰C vào tháng 4 hàng năm. Do đặc điểm khí hậu mà du lịch biển của Thái Lan vơ cùng phát triển, nhiều du khách chọn Thái Lan là điểm nghỉ mát lý tưởng.

Thái Lan là quốc gia cĩ nhiều lồi động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bị tĩt khổng lồ.

b) Tài nguyên nhân văn phong phú

Thái Lan cĩ một nền văn hĩa lâu đời nhưng vẫn học hỏi và chắt lọc từ văn hĩa hiện đại. Các địa điểm thăm quan đều mang nhiều “dáng dấp” và ảnh hưởng của Hồng gia Thái Lan và Phật giáo. Văn hĩa nghệ thuật và văn hĩa ẩm thực của Thái Lan phát triển mạnh mẽ. Đây được coi là đất nước của các lễ hội với hàng nghìn lễ hội độc đáo.

c) Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao

Người dân cĩ ý thức làm du lịch cao và rất hiếu khách. Khơng nĩi quá lên khi khẳng định rằng: “Cả đất nước Thái Lan đều làm du lịch”, từ trẻ nhỏ đến người lớn và thâm chí là các cụ già đều cĩ ý thức làm du lịch rất cao, điều đĩ vừa xuất phát từ trình độ nhận thức vừa từ chính bản chất dễ mến và hiếu khách của họ.

Chính phủ Thái Lan đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực vững mạnh trong phát triển du lịch. Năm 2014, số lượng lao động trực tiếp ngành du lịch là 2.210.000 lao động (chiếm 5,8% tổng lao động) Năm 2015, ước tính cĩ 2.215.500 lao động. Dự đốn năm 2025, số lượng lao động trong ngành sẽ đạt 3.476.000 lao động trực tiếp (World Tourism and Travel Council, 2015).

d) Cơ sở hạ tầng hiện đại

Ở Thái Lan, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải đặc biệt phát triển. Hệ thống cơ sở kỹ thuật riêng của ngành du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống/ẩm thực, tham quan du lịch, vui chơi giải trí đều được đầu tư và cĩ chất lượng tốt. “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” của Thái Lan đứng thứ 21 trên 141 quốc gia theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong Du lịch và Lữ hành năm 2015.

e) Nền chính trị bất ổn

Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội cĩ quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người. Các cuộc biểu tình giữa các đảng phái diễn ra liên miên, thậm chí cịn dẫn đến các cuộc khủng bố, bạo động.

f) Thiên tai và tệ nạn

Thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới nĩng ẩm, tiếp giáp Ấn Độ Dương nên Thái Lan thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt và sĩng thần. Thái Lan cũng phải đối mặt với các tệ nạn xã hội như mại dâm, AIDS….

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)