Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 87 - 89)

3.3. Các giải pháp nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động kinhdoanh dịch

3.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Chất lượng dịch vụ du lịch là nhân tố quan trọng nhất trong phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là việc làm cần thiết và cấp thiết trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch như sau:

- Đa dạng hố dịch vụ du lịch

Phải liên tục làm đa dạng các dịch vụ du lịch nằm thỏa mãn nhu cầu phong phú của khách hàng. Tuy nhiên giải pháp này cần đi kèm với việc tạo ra điểm đặc sắc riêng của từng dịch vụ, khiến các dịch vụ cĩ sự khác biệt, khơng cĩ quá nhiều điểm tương đồng gây nhàm chán cho du khách. Đồng thời, phải kết hợp với việc giữ gìn bản sắc văn hĩa truyền thống dân tộc và đẩy mạnh, tuyên truyền quảng bá dịch vụ du lịch của từng địa phương.

Đối với dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống/ẩm thực, điều quyết định trong kinh doanh khách sạn và nhà hàng là khai thác hết những tiềm năng hiện cĩ, đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn và hài lịng. Điều này địi hỏi khách sạn phải sử dụng tối đa lợi thế các dịch vụ hiện cĩ, đồng thời nghiên cứu xác định các nhu cầu biến đổi của khách để cĩ phương hướng mở rộng quy mơ dịch vụ, đáp ứng nhu cầu

đa dạng của khách. Hiện nay, ngồi dịch vụ ngủ nghỉ thì hầu hết các khách sạn đều cĩ thêm các dịch vụ giải trí khác như karaoke, xơng hơi... Đối với dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ tham quan du lịch, cần đa dạng hĩa các chương trình du lịch, khơng ngừng đổi mới các hoạt động vui chơi giải trí và khơng ngừng khai thác các khu du lịch mới.

- Tập trung khai thác các dịch vụ cĩ lợi thế

Tập trung khai thác và phát huy thế mạnh của những tài nguyên du lịch thiên nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam. Cĩ thể kể đến việc phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hĩa, du lịch y tế, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nơng nghiệp, du lịch mạo hiểm, du lịch tơn giáo....

Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển cĩ khả năng cạnh tranh trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển. Khai thác hệ thống đảo ven bờ phục vụ phát triển du lịch.

Ưu tiên phát triển các dịch vụ du lịch văn hĩa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống. Phát triển mạnh du lịch ẩm thực. Phát huy các giá trị văn hĩa vùng miền làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch đặc trưng. Đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh sản xuất hàng hĩa phục vụ du lịch.

Bảo tồn và tu sửa những cơng trình văn hĩa lâu đời hay những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Khai thác các địa điểm du lịch một cách hiệu quả, khơng làm mất đi vẻ đẹp và nét đặc trưng của chúng.

- Quản lý chất lượng dịch vụ du lịch

Do quá trình sản xuất và tiêu dùng của dịch vụ xảy ra đồng thời nên cơng tác quản lý chất lượng du lịch cũng phải tiến hành song song. Ngồi ra, việc quản lý chất lượng phải thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện và đánh giá thực chất chất lượng dịch vụ du lịch ở Việt Nam, từ đĩ đề ra phương pháp nâng cao chất lượng phục vụ cho phù hợp. Cơng tác tổ chức quản lý chất lượng dịch vụ diễn ra thường xuyên, hàng tháng tổ trưởng các bộ phận thu thập thơng tin, giám sát cơng việc, ghi lại đánh giá các vấn đề phát sinh sau đĩ trình bày lên ban giám đốc giải quyết. Trên cơ sở đĩ doanh nghiệp lựa chọn mức độ phù hợp với khách hàng mục tiêu của

mình, đồng thời xác định phương hướng, lập kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ để thoả mán các khách hàng tiềm năng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp cần dựa vào tiềm năng vốn cĩ của mình, đầu tư theo hướng mở

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 87 - 89)