Tổng quan về đất nước và ngành du lịch Pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31 - 34)

2.1. Kinh nghiệm kinhdoanh dịch vụ du lịch của Pháp

2.1.1. Tổng quan về đất nước và ngành du lịch Pháp

2.1.1.1. Đất nước Pháp

Cộng hịa Pháp là một quốc gia nằm ở Tây Âu cùng một số đảo, lãnh thổ nằm rải rác trên thế giới. Lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu của Pháp cĩ biên giới giáp với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha và đồng thời được nối với Anh Quốc qua Đường hầm eo biển Manche. Thủ đơ của Pháp là Paris, một trong ba thành phố phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới cùng London và New York. Với diện tích 643.801 km², Pháp là nước rộng nhất Tây Âu và rộng thứ 40 trên thế giới, trong đĩ lãnh thổ chính của Pháp cĩ diện tích 551.695 km², chiếm 80% diện tích nước Cộng hồ Pháp và mang khí hậu ơn đới (The World Factbook, 2017). Với dân số 67.013.000 người, Pháp là quốc gia cĩ dân số đơng thứ 22 trên thế giới (Total Population – France, 2017).

Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hịa bán tổng thống trung ương tập quyền (Unitary Semi-Presidential Republic). Quốc gia này là một nước cơng nghiệp phát triển, cĩ nền kinh tế lớn thứ 3 tại châu Âu và thứ 6 trên thế giới tính theo GDP (The World Factbook, 2017). Kinh tế Pháp chủ yếu dựa vào sản xuất hàng hĩa, du lịch, cơng nghiệp hàng khơng, và nơng nghiệp. Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu, nằm trong khu vực đồng euro và khối Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên cĩ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong hơn 500 năm qua, Pháp là một cường quốc cĩ ảnh hưởng văn hĩa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên tồn thế giới.

2.1.1.2. Ngành du lịch Pháp a) Lịch sử hình thành

Ngành Du lịch Pháp hình thành song song với ngành Du lịch hiện đại. Vào thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII, tầng lớp quý tộc châu Âu thường tổ chứ một chuyến du

lịch tới các nước châu Âu khác với mục đích ban đầu là để học tập ngoại ngữ, văn hĩa nghệ thuật, kĩ thuật cưỡi ngựa và khiêu vũ của vùng đất đĩ. Tuy nhiên, sau đĩ những chuyến du lịch này thường được tổ chức với mục đích nghỉ ngơi dưỡng sức, hai thị trấn Vichy và Aix-les-Bains thuộc Pháp là hai điểm đến được ưa chuộng nhất thời kỳ này (Gale, 2006).

Giữa thế kỉ XIX, nổi lên xu hướng du lịch của tầng lớp trung lưu. Các gia đình đến với những bãi biển tại Pháp ngày một nhiều hơn, và điều đĩ đã làm ngành Du lịch phát triển. Cuối thế kỉ XIX, du lịch leo núi tạo điều kiện cho mọi người đi du lịch ngay giữa mùa đơng. Du lịch trượt tuyết cũng trở nên phổ biến và Pháp trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng nhất cho chuyến đi trượt tuyết. Trong những năm 1950, du lịch nơng thơn bắt đầu phát triển tại Pháp khi chính phủ nhận thấy tiềm năng trong lĩnh vực này (Gale, 2006).

Nước Pháp luơn nằm trong danh sách các quốc gia được nhiều người tới du lịch nhất thế giới. Nguồn thu từ du lịch Pháp chiếm một phần khơng nhỏ trong GDP hàng năm và đĩng gĩp đáng kể cho cán cân thanh tốn của quốc gia này.

b) Cơ quan quản lý

Ngành du lịch Pháp được quản lý bởi Bộ Du lịch (Ministère du tourisme). Cơ quan này cĩ nhiệm vụ định hướng, đặt ra các chính sách nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Ngồi ra, một số cơ quan nhà nước và tư nhân chịu trách nhiệm về du lịch ở Pháp là Hội đồng Du lịch Quốc gia, Cơ quan Quốc gia về Kiểm tra Du lịch (ANCV), Hiệp hội Du lịch Quốc gia và Văn phịng thơng tin Du lịch Quốc gia.

c) Những thành tựu đạt được

Pháp là điểm du lịch hàng đầu thế giới, du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế Pháp nĩi chung. Lượng khách du lịch Pháp liên tục tăng và luơn dẫn đầu trên tồn thế giới.

Năm 2010, Pháp đĩn 77.648 nghìn lượt khách du lịch, thu về 47,013 tỷ USD. Con số này năm 2013 lần lượt là 83.634 nghìn lượt khách và 56,562 tỷ USD. Doanh thu từ du lịch quốc tế năm 2014 đạt 58,150 tỷ USD, với 83.701 nghìn lượt khách. Năm 2015, Pháp tiếp nhận 84.452 nghìn lượt khách, củng cố vị trí đầu tiên. Nhưng

đáng ngạc nhiên là doanh thu từ du lịch giảm mạnh, chỉ cịn 45,92 tỷ USD, xếp thứ 4 tồn thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Tây Ban Nha (World Tourism Organization, 2016). Loạt vụ khủng bố ở Paris và Nice vào năm 2016 khiến cho tỷ lệ du lịch và lưu trú ở hai địa điểm này sụt giảm (Bình An, 2016).

Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành năm 2015, Pháp đứng thứ 2 trên 141 quốc gia, và đạt số điểm cao trong các yếu tố “Tài nguyên nhân văn và kinh doanh lữ hành” (xếp thứ 3 trên 141), yếu tố “Cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch” đứng thứ 17 trên 141, chỉ số “Sức khỏe và vệ sinh” đứng thứ 14 trên 141 (Travel & Tourism Competitiveness Report 2016 in France, 2017).

Trang worldatlas.com đã thực hiện một nghiên cứu và xếp hạng Các thành phố thu hút du lịch nhất năm 2016. Paris xếp ở vị trí thứ 3 sau London và Bangkok với 18.030 nghìn lượt khách du lịch (The most popular cities in the world to visit, 2017).

2.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của đất nước Pháp

a) Tài nguyên thiên nhiên đa dạng

Lãnh thổ Pháp gồm nhiều vùng với đặc điểm địa lý khác nhau, từ các đồng bằng ven biển ở phía bắc và phía tây cho đến những dãy núi phía đơng nam (dãy Alps) và tây nam (dãy Pyrénées). Điều này giúp Pháp vừa phát triển du lịch biển vừa phát triển du lịch leo núi, trượt tuyết. Mặc dù là một nước cơng nghiệp phát triển nhưng khoảng 80% diện tích nước Pháp lại là vùng nơng thơn tuyệt đẹp và vơ cùng yên tĩnh. Bên cạnh một Paris hoa lệ, những vùng nơng thơn này cũng hút khách du lịch khơng kém đặc biệt là thung lũng Loire, Provence nổi tiếng với những cánh đồng hoa oải hương hoặc hoa hồng hay những nơng trại nho trải dài khắp các ngọn đồi ở Bordeaux, Champagne, Loire, Languedoc…

b) Tài nguyên nhân văn phong phú

Pháp là một quốc gia cĩ truyền thống lịch sử lâu đời và được coi như cái nơi của nền văn hĩa châu Âu. Quốc gia này sở hữu những cơng trình kiến trúc độc đáo và một số lượng lớn những bảo tàng, phịng triển lãm. Pháp cũng nổi tiếng với lâu đài được xây dựng từ thời trung cổ. Hơn nữa, Pháp là một đất nước cĩ nghệ thuật

ẩm thực tinh tế và phong phú, cĩ nền điện ảnh lâu đời nhất thế giới cũng như cĩ những thành tựu vượt bậc trong văn học, âm nhạc và thể thao.

c) Cơ sở hạ tầng hiện đại

Là một siêu cường cũng như quốc gia hàng đầu trong ngành Du lịch, khơng ngạc nhiên khi cơ sở hạ tầng của Pháp cực kỳ hiện đại và ngày càng phát triển. Hệ thống cơ sở kỹ thuật riêng của ngành du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống/ẩm thực, tham quan du lịch, vui chơi giải trí đều cĩ chất lượng thuộc top đầu thế giới. “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” của Pháp đứng thứ 17 trên 141 quốc gia theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong Du lịch và Lữ hành năm 2015 (Travel & Tourism Competitiveness Report 2016 in France, 2017)

d) Nền chính trị bất ổn

Nền chính trị Pháp về cơ bản ổn định cho đến cuộc Khủng hoảng kinh tế năm 2008, sự sụt giảm về kinh tế gây ra những bất ổn trong nội bộ nước này. Các cuộc biểu tình và đình cơng của nhân dân lao động Pháp liên tục diễn ra cho đến ngày nay. Ngày 7 tháng 1 năm 2015, Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS bắt đầu cuộc khủng bố tồn châu Âu bắt đầu từ vụ xả súng ở tịa soạn Charlie Hebdo tại Paris, Pháp. Ngày 13 tháng 11 năm 2015 chứng kiến loạt vụ khủng bố liên hồn nhằm vào nhà hát, sân vận động, nhà hàng ở thủ đơ Paris khiến 130 người đã thiệt mạng. Đây được ghi nhận là vụ khủng bố khủng khiếp nhất trong lịch nước Pháp. Đêm 14 tháng 7 năm 2016, một chiếc xe tải đã lao vào đồn người xuống đường kỉ niệm quốc khánh tại Nice khiến gần trăm người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương (Bảo Vinh, 2016). Hiện tại, tình hình chính trị Pháp đang cực kỳ bất ổn, khủng bố cĩ thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây chính là điểm hạn chế nhất đối với ngành Du lịch Pháp hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31 - 34)