Nhìn chung, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam vẫn còn tập trung mạnh vào xuất khẩu các mặt hàng cà phê thô, chưa qua chế biến. Đối với các sản phẩm ở mức xử lí cao hơn, có kĩ thuật cơng nghệ cao hơn và mang giá trị cao hơn thì vẫn cịn hạn chế.
Chính vì vậy, để xét đến yếu tố giá cà phê xuất khẩu và tính đến giá trung bình của cà phê xuất khẩu của Việt Nam, phần lớn được quyết định dựa trên giá cà phê nhân, do đây là sản phẩm xuất khẩu chiếm tỉ trọng chủ yếu của nước ta. Ta có thể theo dõi tình hình biến động thơng qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.1. Giá xuất khẩu trung bình của cà phê Việt Nam và thế giới vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2016
Nguồn: Tổng hợp từ trang web ico.org.
Dựa vào biểu đồ, ta có thể nhận thấy rằng diễn biến tình hình giá cà phê xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Việt Nam với thế giới khá tương đồng. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2006-2016 giá cà phê trung bình Việt Nam xuất khẩu
1241 1619 2086 1607 1535 2360 2265 2180 2027 2984 3515 2023 2498 3111 2528 2486 3280 3177 3231 3081 4121 4817 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Đơn vị: USD/tấn
loại xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang Trung Quốc vẫn chủ yếu là mặt hàng cà phê nhân thô.
Tuy vậy, xét riêng về Việt Nam, từ năm 2006 đến 2016 giá cà phê đã tăng từ 1241 USD/tấn lên đến 3515 USD/tấn, tăng gần 2,8 lần và đạt mức giá cao nhất. Diễn biến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc cũng biến đổi lên xuống liên tục: Từ 2006 đến 2008, giá tăng đều, sau đó giảm xuống thấp nhất vào năm 2010, đến năm 2011 giá lại tăng trở lại ở mức 2360 USD/tấn, rồi tiếp tục giảm ở giai đoạn 2012 – 2014 và cuối cùng tăng ở mức cao nhất vào năm 2016.
Nguyên nhân: Ở giai đoạn 2006-2007, sau khi bước qua giai đoạn khủng hoảng thừa 1999-2004, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã bước đầu tiếp cận được nhiều thị trường quốc tế lớn, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê vối. Đồng thời, cũng vào giai đoạn này, do ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết làm cho lượng dự trữ cà phê toàn cầu giảm thấp, khiến cho giá cà phê xuất khẩu thế giới nói chung và cà phê Việt Nam xuất khẩu nói riêng tăng trưởng mạnh.
Ở giai đoạn 2008 – 2010, các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, làm cho nguồn cung cà phê bị gián đoạn. Điều này là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng ép giá cà phê Robusta xuống thấp kỉ lục vào năm 2010.
Vào năm 2011, giá cà phê xuất khẩu của thế giới và của Việt Nam tăng mạnh. Ở Việt Nam, giá cà phê đạt mức 2360 USD/tấn, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010. Bởi vào năm này, sản lượng cà phê, năng suất nuôi trồng ở các nước sản xuất và xuất khẩu trên thế giới thấp, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết bất thường. Điều này gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung, bắt buộc đẩy giá cà phê xuất khẩu lên cao.
Vào năm 2012 – 2014, giá cà phê thế giới và Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ vì lý do tài chính của các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê. Đặc biệt là hai nước xuất khẩu lớn trên thế giới là Brazil và Colombia. Vào giai đoạn này, do tình hình tiền tệ bất ổn, giá đồng real của Brazil và đồng pesco của Colombia giảm mạnh so với đồng đô la Mỹ nên các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hai nước này đồng loạt xuất khẩu cà phê ra các thị trường với giá rẻ. Điều này khiến cho cà phê Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn và gây ra tình trạng giá cà phê giảm nhẹ.
Năm 2015 - 2016, nhờ vào sự thay đổi đáng kể cơ cấu các mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tỉ trọng của cà phê rang xay và cà phê hòa tan lần đầu tiên tăng cao chiếm gần 50% tỉ trọng cà phê xuất khẩu năm 2016. Do bởi giá trị cao và giá xuất khẩu cũng cao hơn mặt hàng cà phê nhân thô, nên điều này giúp cho giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam tăng cao nhất từ trước đến nay, đạt mức 3515 USD/tấn.
Từ đó ta có thể nhận thấy rằng tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2016 tuy có nhiều biến động và chịu tác động từ yếu tố bên ngồi nhưng vẫn mang tín hiệu tích cực và khả quan. Đặc biệt vào năm 2015, ta nhận thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu trong các mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, cho thấy rằng Việt Nam cũng đã ngày càng tập trung hơn vào xuất khẩu những mặt hàng mang giá trị cao hơn thay vì chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân thô giá trị thấp và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tình hình thế giới và các nước xuất khẩu cà phê lớn khác.