2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê
2.3.4. Cơ cấu và môi trường cạnh tranh trong ngành
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều tập trung vào mặt hàng cà phê nhân, mặt hàng cà phê rang xay và hịa tan thì ít doanh nghiệp hơn, vì nó địi hỏi phải đầu tư một nguồn vốn lớn và chi phí cơng nghệ khá cao. Hiện nay 3 nhà sản xuất cà phê hoà tan dẫn đầu tại Việt Nam bao gồm Vinacafe của Massan, G7 của Trung Nguyên và Nescafe của Nestle, đang chiếm lĩnh hầu hết thị phần về cà phê rang xay và cà phê hoà tan, Vinacafe chiếm 41% thị phần, nhiều nhất với mạng lưới hơn 140.000 chi nhánh, đại lý phân phối toàn quốc. Nestle đứng thứ hai chiếm 26% thị phần và kế đến là Trung Nguyên với 16% thị phần (Kinh tế và dự báo, 2016), còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như không đủ lực để tham gia thị trường này. Các doanh nghiệp đầu ngành này không ngừng nghiên cứu những sản phẩm mới, cải tiến sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp. Báo cáo phân tích của hãng Euromonitor cho biết, doanh thu bán lẻ thị trường cà phê hòa tan tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 đạt từ 2.400 đến trên 3.600 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng kép là 18,5%.
Theo Euromonitor, chuỗi cửa hàng cà phê là loại hình phát triển rất nhanh, với doanh thu hàng năm tăng 32%. Sự tăng trưởng cao này là do việc mở rộng của các nhãn hiệu cửa hàng cà phê hiện có và sự xâm nhập của các nhãn hiệu mới. Trong năm 2015, Starbucks nâng tổng số cửa hàng lên con số 16. McCafe đã mở 5 cửa hàng kể từ khi nhãn hiệu cà phê này vào Việt Nam đầu năm 2014. Các chuỗi cửa hàng khác như Coffee Bean and Tea Leaf và Highlands cũng đang tiếp tục phát triển thêm cơ sở. Sự phát triển bùng nổ của chuỗi cửa hàng cà phê nói trên cho thấy khách hàng ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của cửa hàng. Nhìn chung, thị trường cà phê nội địa ngày càng trở nên cạnh tranh hơn với sự tham gia của hàng loạt các thương hiệu trong và ngồi nước, địi hỏi các doanh nghiệp trong
ngành phải liên tục đổi mới khơng ngừng để giữ được thị phần của mình tại thị trường nước nhà, từ đó tạo đà nâng cao NLCT của cà phê Việt Nam trên thị trường nước ngoài.
Về phân khúc cà phê xuất khẩu, mỗi liên kết giữa thu mua - xuất khẩu chưa được đảm bảo, năng lực quản lý xuất khẩu, xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu. Nhiều doanh nghiệp thực hiện việc kí kết hợp đồng xuất khẩu trong khi vẫn chưa có dự trữ sẵn nguồn cà phê, chỉ tiến hành thu mua khi có đơn đặt hàng, vì vậy thường phải mất một khoảng thời gian để thu gom hàng, không thể chủ động về giá. Rộng hơn, trong tổng quan ngành thì các doanh nghiệp chưa chủ động được trong việc tận dụng những hỗ trợ từ các cơ quan, hiệp hội cũng như kết nối với người nơng dân. Người nơng dân thì trồng trọt nhưng vẫn cịn lo lắng về đầu ra, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu thông tin thị trường. Đây là do việc điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê chưa hiệu quả, sự liên kết giữa người trồng trọt, doanh nghiệp với Nhà nước còn lỏng lẻo.