2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê
2.3.2. Điều kiện nhu cầu trong nước
Theo nhận định từ nhiều chuyên gia kinh tế về ngành cà phê Việt Nam, tiêu thụ nội địa của ngành cà phê Việt Nam vẫn cịn q ít. Nếu như so với quốc gia dẫn
đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Brazil, lượng tiêu thụ cà phê bình quân vào năm 2016 là 20,3 triệu bao, tương đương mỗi công dân Brazil tiêu thụ khoảng 5,9kg cà phê mỗi năm (theo ICO). Trong khi đó, ở Việt Nam số lượng tiêu thụ nội địa chỉ ở mức 2,1 triệu bao, kém gấp 10 lần so với Brazil, và tương đương mỗi người Việt Nam sẽ chỉ tiêu thụ khoảng 1,3kg mỗi năm.
Nhu cầu tiêu dùng trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi quyết định sản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong nước. Với con số mức tiêu thụ bình quân hằng năm trong nước nói trên, mặc dù đã có sự tiến bộ dần dần qua các năm, tuy nhiên vẫn cịn ít ỏi. Điều này sẽ khơng tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào các máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm mang tính chất lượng cao, hay giá trị cao hơn. Ngồi ra nó cịn làm hạn chế tiêu dùng nội địa, giảm đáng kể NLCT của cà phê Việt Nam.
Những năm gần đây, cùng với việc hội nhập sâu rộng vào các tổ chức thế giới, khu vực, Việt Nam đang ngày càng có cơ hội hơn ở nhiều thị trường, giảm bớt sự phụ thuộc vào những biến động bất lợi của thị trường quốc tế, và cịn là thế mạnh để có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước hơn. Qua các năm, lượng cà phê tiêu thụ trong nước cũng tăng dần, đây là một tín hiệu khá khả quan cho ngành cà phê Việt Nam. Nguyên nhân cũng là do sự du nhập của nhiều nền văn hóa trên thế giới nhờ vào công cuộc hội nhập, sự mở rộng và gia tăng các cửa hàng cà phê, các mặt hàng cà phê ngày càng đa dạng đem lại một nguồn nhu cầu lớn, tạo cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị phần tại các nước ngoài và ngày càng nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.