Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến mặt hàng cà phê

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường trung quốc (Trang 60 - 63)

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê

2.3.3. Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến mặt hàng cà phê

2.3.3.1. Ngành vận tải và logistics

Ở Việt Nam, cà phê được trồng chủ yếu tại các vùng miền núi phía Bắc và Tây Ngun, nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi và hiệu quả. Trong khi đó, các khu chế biến và cảng xuất khẩu lại nằm ở các vùng đồng bằng. Chính vì vậy, khoảng cách xa và địa hình núi hiểm trở khiến cho ngành vận tải logistics ở Việt Nam trở nên vơ cùng

Tình hình về vận tải logistics trong ngành cà phê Việt Nam được phân chia khá phức tạp. 85% cà phê được trồng ở các hộ gia đình nhỏ lẻ, các hộ này hầu như đều được chuyên chở bằng những phương tiện thô sơ và lạc hậu như xe ba gác, xe máy cày, xe máy xới… Đối với các doanh nghiệp thu mua cà phê với số lượng lớn thì chun chở thơng qua các cơng ty vận chuyển hoặc xe tải. Cịn việc chun chở hàng hóa xuất khẩu sang nước ngồi được thực hiện chủ yếu bằng vận tải biển tại các cảng lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng… Hơn nữa, hệ thống đội tàu, dịch vụ quản lý kho bãi cịn khá lạc hậu, chưa phát triển, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường chịu nhiều bất lợi khi ký kết các hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài bởi nhà nhập khẩu sẽ có xu hướng ép giá xuất khẩu với lý do chi phí vận chuyển đường biển, làm giảm NLCT xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam.

2.3.3.2. Ngành công nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và phân bón

Có thể nói, ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có một vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn của cà phê xuất khẩu, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến NLCT của mặt hàng này khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Việt Nam là một nước sử dụng một lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hằng năm. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Ure khoảng 2,1 triệu tấn, SA khoảng 840 nghìn tấn, DAP khoảng 900 nghìn tấn, Kali khoảng 1 triệu tấn, phân Lân trên 2 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngồi ra cịn có các loại phân bón như vi sinh, phân bón lá. Khối lượng nhập khẩu phân bón năm 2015 đạt 4,56 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 1,43 tỷ USD, tăng 20,2% về khối lượng và tăng 15% về giá trị so với năm 2014. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm Ure ước đạt 652 nghìn tấn, đạt giá trị khoảng 192 triệu USD, hơn gấp 3 lần về khối lượng và tăng 2,97 lần về giá trị so với năm 2014. Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay nước ta vẫn đang tiếp tục nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc, chiếm tới 46,7% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này.

Ngoài ra, các DN trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngồi làm gia tăng chí phí sản xuất. Người nông dân thường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón hố học quá liều làm giảm chất lượng

vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cà phê thu hoạch, không những gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm mà cịn làm ảnh hưởng khơng tốt đến sức khoẻ của người nông dân. Một trong những vấn đề đáng báo động hiện nay là việc nhiều nhà nông sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, giả danh các thương hiệu uy tín tràn lan trên thị trường, người dân khơng nắm rõ thông tin, lại bị thu hút bởi mức giá rẻ, gây tác hại không nhỏ đến đất đai, cây trồng và đặc biệt là chất lượng cà phê. Điều này khiến nhà nhập khẩu cảnh giác nhiều hơn khi cân nhắc nhập khẩu cà phê Việt, không những làm giảm giá cà phê mà còn làm mất thị phần của nước ta, khiến NLCT xuất khẩu của cà phê Việt Nam bị giảm sút đáng kể.

2.3.3.3. Cơ quan kiểm tra và giám định

Việc kiểm tra, giám định chất lượng cà phê ở thị trường trong nước vẫn chưa được chú trọng một cách hiệu quả và triệt để, mặc dù có nhưng vẫn sơ sài và chưa đồng bộ. Hiện nay, loại cà phê Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân thô, chưa rang chưa tách cafein. Loại cà phê này tại Việt Nam hiện được phân loại theo đúng tiêu chuẩn cũ TCVN 4193:93, trong khi bản tiêu chuẩn này đã khơng cịn phù hợp với các đánh giá, phân loại, tiêu chuẩn chất lượng trên thế giới. Hơn nữa, hiện nay các cơ quan giám định xuất khẩu cà phê Việt Nam, để giảm bớt sự phức tạp trong các khâu kiểm định và xuất khẩu sang nước ngồi, các cơ quan kiểm định này khơng áp dụng theo đúng bộ TCVN mà dựa trên sự thoả thuận giữa bên mua và bên bán bằng cách phân loại chất lượng theo tỷ lệ hạt vỡ, tạp chất, mặc dù việc nếm thử cà phê để xuất khẩu là khâu vô cùng quan trọng thì các cơng ty này chỉ thực hiện qua loa. Trong một vài trường hợp thực tế, mặc dù đã được kiểm định và giám sát chất lượng, sau đó cà phê Việt Nam được thơng quan xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng vẫn phải tổ chức giám định một lần nữa và kết quả bị từ chối nhập khẩu vì chất lượng khơng đảm bảo.

Hiện Việt Nam cũng đã có nhiều cơng ty giám định chất lượng như Công ty Cafecontrol, hoạt động trên 2 lĩnh vực: Hệ thống đánh giá, cấp giấy chứng nhận UTZ Certified, 4C, VietGap…và dịch vụ giám định nông sản xuất nhập khẩu tuy nhiên việc giám định này vẫn rất đơn giản, khâu nếm thử chỉ thực hiện khi có yêu cầu, trong khi quốc tế là bắt buộc (Cafecontrol, 2015). Và mặc dù được ban hành các bộ tiêu

chuẩn mới TCVN 4193:2014 hay mới đây là bộ tiêu chuẩn TCVN 2015 phù hợp hơn với các yêu cầu quốc tế, nhưng vẫn chưa có cơ quan nào thực sự chịu trách nhiệm kiểm tra theo bộ tiêu chuẩn này. Điều này làm NLCT mặt hàng cà phê xuất khẩu của nước ta gặp bất lợi khi mà ngày càng có nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế cạnh tranh tại thị trường đầy tiềm năng Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường trung quốc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)