Vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường trung quốc (Trang 64 - 67)

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê

2.3.5. Vai trò của nhà nước

2.3.5.1. Chính sách tín dụng

Việc vay vốn để tái canh cà phê cũng nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước theo quy định trong Công văn số 4450/VPCP-KTN. Một điểm sang mở rộng cơ hội các năm gần đây, theo Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP, ngoài ngân hàng NN&PTNT, các tổ chức tín dụng khác cũng được tham gia cho vay tín dụng nơng nghiệp dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân vay vốn để trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê. Theo đó, trường hợp khách hàng gặp rủi ro khơng được trả nợ ngân hàng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (hạn hán), các tổ chức tín dụng sẽ xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; tiếp tục xem xét cho vay mới, nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện được trả nợ cũ và nợ mới cho tổ chức tín dụng. Trường hợp thiên tai xảy ra trên phạm vi rộng, căn cứ báo cáo và đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét cho phép tổ chức tín dụng được khoanh nợ khơng tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại trong thời gian tối đa 02 năm đối với khách hàng. Đây thực sự là những

hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước trước tình hình hiện tượng El Nino, khơ hạn và mất mùa liên tục diễn ra trong những năm gần đây.

Ta có thể thấy, dịng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào nông nghiệp nông thôn đã được khơi thông, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Người dân và doanh nghiệp sẽ có điều kiện hơn để đầu tư vào cở sở hạ tầng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được đầy đủ hơn các yêu cầu của nhà nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh NLCT của cà phê Việt.

2.3.5.2. Chính sách thuế

Thuế thu nhập cá nhân: Theo luật Thuế thu nhập cá nhân ban hành năm

2013, Chính phủ cũng hồn tồn miễn thuế thu nhập cho các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Nhiều văn bản pháp luật quy định về việc

miễn giảm thuế nông nghiệp như Nghị định số 74-CP, Nghị định 20/2011/NĐCP, thông tư số 120/TT-BT, giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng, tổ chức tham gia sản xuất nơng nghiệp, góp phần giảm gánh nặng thuế đối với lực lượng sản xuất.

Thuế xuất nhập khẩu: Tương tự như những mặt hàng nông sản khác, mặt

hàng cà phê Việt Nam không nằm trong diện chịu thuế khi xuất khẩu, tạo điều kiện tối đa cho các doanh trong việc kinh doanh mặt hàng cà phê xuất khẩu. Đối với các ngành hỗ trợ, Nhà nước luôn tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận nguồn phân bón và thuốc trừ sâu với giá tốt nhất nên đối với vật tư nông nghiệp, thuế nhập khẩu các loại phân bón khá thấp, chỉ nằm trong khoảng từ 3 - 6%.

2.3.5.3. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ thương mại

Trong những năm qua, nước ta đã có sự đánh giá đúng mức và quan tâm chỉ đạo sát sao đến ngành cà phê Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng, cà phê được xếp vào danh mục những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc

gia. Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê ra thị trường thế giới, Chính phủ đã tiến hành một số biện pháp như:

- Không quy định đầu mối xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu và không áp dụng hàng rào thuế quan cao như đối với những nông sản khác.

- Từ năm 2000 đến nay, Chính phủ liên tục ban hành các chính sách nhằm khắc phục những ảnh hưởng xấu do khủng hoảng kinh tế gây ra và định hướng phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, ví dụ như: khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng lượng hàng xuất khẩu thơng qua chính sách thưởng xuất khẩu; định hướng sản xuất cà phê chất lượng cao và bền vững, thay thế dần phương thức sản xuất cũ; ban hành quy định chất lượng cà phê xuất khẩu. (Báo Hải quan, Minh Anh, 02/03/2014, “Nhiều chính sách hỗ trợ DN kinh doanh cà phê”)

- Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2015 và định hướng 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 32.800 tỷ đồng. Đề án chú trọng đầu tư cải tạo, thâm canh, thực hiện sản xuất an toàn, bền vững, phát triển kết cấu hạ tầng, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, xúc tiến thương mại.

- Thành lập sàn giao dịch cà phê kỳ hạn tại Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) vào ngày 11/03/2011 dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của Bộ Công thương tạo cơ hội xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của sàn giao dịch này chưa thực sự hiệu quả và đang phải nỗ lực hơn nữa để đưa cà phê Việt Nam vào sàn hội nhập với thế giới hiện đại. (Báo Công Thương, 08/02/2014, “Nông sản Việt chê sàn giao dịch điện tử”)

- Năm 2013 vừa qua, Bộ NN & PTNT cũng đã ban hành Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/07/2013 thành lập Ban điều phối ngành hàng Cà phê Việt Nam với nhiệm vụ tham mưu, tư vấn chiến lược về ngành hàng cà phê trong tầm nhìn quy hoạch phát triển ngành ngắn hạn và dài hạn; Quyết định số 2927/QĐ-BNN- TCCB ngày 11/12/2013 thành lập Ban Chỉ đạo tái canh cà phê nhằm thúc đẩy việc thực hiện chương trình tái canh cà phê có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường trung quốc (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)