2.2. Đánh giá tình hình năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê Việt Nam xuất
2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
2.2.1.1. Hệ số so sánh biểu hiện RCA
Bảng 2.3. Hệ số RCA các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2016
Năm Việt Nam Indonesia Brazil Malaysia
2006 21,41 4,22 3,56 0,14 2007 25,86 3,85 4,12 0,19 2008 21,20 4,73 3,94 0,24 2009 16,31 3,93 3,40 0,32 2010 14,10 2,92 4,26 0,35 2011 12,94 2,37 4,17 0,30 2012 15,38 3,86 5,64 0,37 2013 10,87 4,41 4,88 0,44 2014 11,82 3,88 5,27 0,37 2015 6,78 4,69 5,11 0,34 2016 6,01 4,78 5,43 0,38
Sau khi dần hồi phục nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng thừa, trong giai đoạn năm 2006 - 2007, được hỗ trợ từ việc gia nhập cộng đồng kinh tế thế giới WTO, chỉ số RCA của mặt hàng cà phê Việt Nam có sự gia tăng rõ rệt từ 21,41 lên mức cao nhất 25,86. Sau đó, chỉ số RCA này lại có sự giảm liên tục trong các năm 2008 đến 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 làm ngưng trệ hoạt động xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài. Mãi cho đến năm 2012, chỉ số RCA của cà phê Việt Nam mới có dấu hiệu tăng trở lại nhưng tiếp tục những năm sau đó từ 2013 cho đến 2015, chỉ số liên tục giảm về mức thấp nhất 6,01 vào năm 2016. Qua diễn biến của hệ số so sánh biểu hiện RCA của mặt hàng cà phê Việt Nam qua các năm vẫn ở mức lớn hơn 2,5, cho thấy rằng mặt hàng cà phê Việt Nam ở thị trường Trung Quốc vẫn là một mặt hàng có lợi thế cạnh tranh tốt. Tuy nhiên, nhìn chung hệ số RCA của cà phê Việt Nam ở Trung Quốc qua các năm có xu hướng giảm liên tục, báo hiệu rằng khả năng bám trụ trong cạnh tranh của mặt hàng này vẫn còn khá yếu ở thị trường Trung Quốc, chưa có sự ổn định và chống chọi cao với những biến động và cạnh tranh từ các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê khác.
So sánh hệ số so sánh biểu hiện của cà phê Việt Nam với các quốc gia xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Trung Quốc. Đối với Indonesia, quốc gia xuất khẩu lớn thứ 2 ở thị trường Trung Quốc, hệ số RCA có sự ổn định rõ ràng hơn. Sau sự giảm nhẹ của hệ số này vào giai đoạn 2008 – 2011, thì từ năm 2012 hệ số luôn tăng nhẹ và đều, đạt con số 4,78 vào năm 2016. Tương tự ở quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 tại Trung Quốc - Brazil, hệ số RCA tăng trưởng liên tục và ổn định trong suốt 10 năm từ 2006 – 2016, và đạt con số 5,43 vào năm 2016. Điều này được lý giải bởi cơ cấu các mặt hàng cà phê xuất khẩu tại hai nước này tập trung chủ yếu vào mặt hàng cà phê rang xay và cà phê hòa tan, mang giá trị cao và ít bị tác động bởi tình hình biến động giá và các tác nhân khác trên thị trường thế giới. Đối với Malaysia, theo thống kê, trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước này sang thị trường Trung Quốc, mặt hàng cà phê hòa tan chiếm đến 94,2% tổng kim ngạch. Từ đó Malaysia trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 4 tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, nói về hệ số so sánh biểu hiện RCA của nước này, qua các năm từ 2006 đến 2016 vẫn ở mức thấp, nguyên nhân do bởi trong tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này, mặt hàng cà phê chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ.
Từ đó ta có thể nhận xét rằng mặt hàng cà phê Việt Nam tại Trung Quốc vẫn đang chiếm được ưu thế lớn, tuy nhiên sức bền vững và ổn định của mặt hàng này đang phải đòi hỏi Việt Nam cần ra sức nhiều hơn trong việc duy trì và phát triển trên thị trường quốc tế.
2.2.1.2. Thị phần
Để xét đến chỉ tiêu thị phần, đầu tiên khóa luận sẽ phân tích tổng quan thị phần của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu của mặt hàng cà phê nói chung sang thị trường Trung Quốc, sau đó sẽ phân tích, so sánh sự tăng giảm thị phần Việt Nam của từng mặt hàng cà phê xuất khẩu: cà phê nhân thô chưa rang chưa tách cafein, cà phê đã rang chưa tách cafein, cà phê đã rang đã tách cafein và cà phê hòa tan.
Thị phần mặt hàng cà phê xuất khẩu nói chung
Biểu đồ 2.2. Thị phần trung bình của các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường Trung Quốc năm 2016
Nguồn: tính tốn từ số liệu tổng hợp từ trang web intracen.org
Năm 2016, Việt Nam chiếm thị phần cao nhất trong số các nước xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc. Trước đó, từ năm 2006-2015, Việt Nam vẫn liên tục xếp ở vị trí đầu trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Dựa vào biểu đồ 2.2, năm 2016, thị phần trung bình của Việt Nam là 45,26%, xếp sau là Indonesia với
45% 21% 7% 6% 4% 17%
thị phần 20,69%, chỉ tính riêng thị phần của 2 nước này đã chiếm gần 66% tổng lượng cà phê xuất khẩu vào Trung Quốc, là 2 nước duy nhất có thị phần 2 con số. Đứng vị trí thứ 3 và thứ 4 lần lượt là Braxin và Malaysia. Như vậy có thể nói Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về mặt thị phần.
Từ đó ta có thể thấy, Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu cà phê từ các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là hai quốc gia chiếm thị phần lớn là Việt Nam và Indonesia. Riêng xét về Việt Nam, mặt hàng cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân thô, chưa qua chế biến chưa rang chưa tách cafein. Mặt hàng này chiếm tới 89% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc, 11% còn lại dành cho 2 mặt hàng là cà phê chưa rang đã tách cafein và cà phê hịa tan. Có thể thấy, các quốc gia Đông Nam Á chiếm ưu thế về mặt hàng cà phê nhân thô hơn so với các quốc gia Mỹ Latinh như Brazil, Colombia hay Uganda. Nguyên nhân chính là do thị trường Trung Quốc có nhu cầu cao về các sản phẩm cà phê hịa tan, trong khi đó Đơng Nam Á lại tập trung trồng loại cà phê Robusta giá thành thấp và phù hợp với các loại đồ uống hòa tan hơn loại cà phê Arabica thường được trồng tại các quốc gia khu vực Mỹ Latinh.
Thị phần mặt hàng cà phê nhân thô, chưa rang chưa tách cafein
Bảng 2.4. Chênh lệch thị phần 5 quốc gia xuất khẩu cà phê nhân thô chưa rang chưa tách cafein vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2016
Quốc gia Thị phần năm 2006 (%) Thị phần năm 2016 (%) Chênh lệch thị phần (%) 2006 so với 2016 Việt Nam 86,57 50,05 -36,52 Indonesia 4,74 25,57 20,84 Brazil 1,55 8,28 6,73 Colombia 3,85 4,93 1,07 Uganda 1,36 2,90 1,54
Nguồn: Tổng hợp từ trang web intracen.org
Tại thị trường Trung Quốc, cà phê nhân thô, chưa rang chưa tách cafein được nhập khẩu chủ yếu, chiếm tới 99,91% tổng sản lượng cà phân nhân thô nhập khẩu. Từ năm 2006 đến năm 2016, thị phần của cà phê Việt Nam có sự thay đổi khơng ngừng. Nếu như trong năm 2006, thị phần cà phê Việt Nam chiếm 86,57% và giảm nhẹ trong giai đoạn 2006 - 2011 do có sự biến động gây ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất khẩu, nhưng vẫn giữ ở mức 80 – 83%. Đến năm 2016, thị phần cà phê của
Việt Nam tại Trung Quốc giảm mạnh xuống còn 50,05%, giảm đến 36,52% so với năm 2006.
Trong vòng hai năm kể từ năm 2015, khi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu mặt hàng cà phê nhân, tăng 34% sản lượng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, thì bản đồ thị phần của các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường này cũng có sự thay đổi đáng kể trong năm 2016. Indonesia vẫn tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong số các nước xuất khẩu lớn vào Trung Quốc và đã nâng cao thị phần của mình từ 4,74% lên đến 25,57% vào năm 2016, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và mức độ gia tăng khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường này. Các quốc gia Mỹ Latinh cũng đã có cơ hội vượt lên để dần chiếm lĩnh thị phần. Đặc biệt là Brazil, nếu như vào năm 2006, thị phần của họ khá khiêm tốn 1,55% xếp vị trí thứ 4 thì đến năm 2016, Brazil đã nâng cao vị thế của mình bằng cách gia tăng thị phần lên 8,28%. Như vậy đối với sản phẩm cà phê nhân thô, chưa rang và chưa tách cafein, đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài, đem lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất của cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, từ những phân tích trên, khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, mặc dù Việt Nam đang chiếm lĩnh với thị phần cao nhưng cũng còn phải đang đối mặt với sự phân chia lại thị phần do sự cạnh tranh của các quốc gia khác.
Thị phần mặt hàng cà phê đã rang, chưa tách cafein
Bảng 2.5. Thị phần 5 quốc gia xuất khẩu cà phê đã rang, chưa tách cafein hàng đầu vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2016 (Đơn vị: %)
Năm Malaysia Việt Nam Ý Hoa Kỳ Anh
2006 0,00 0,07 5,10 74,67 0,22 2007 3,46 4,76 5,67 68,34 1,56 2008 2,98 4,00 4,21 61,56 2,54 2009 11,69 4,92 6,89 54,28 3,85 2010 10,77 10,58 7,43 56,44 4,73 2011 17,83 16,32 6,38 53,49 3,93 2012 20,38 18,46 14,88 50.61 2,92 2013 25,64 21,59 15,67 38,78 2,37 2014 29,37 25,33 15,82 30,46 3,86 2015 34,09 28,37 16,58 8,87 4,24 2016 35,77 28,43 17,48 6,53 4,97
Mặt hàng cà phê đã rang, chưa tách cafein là mặt hàng có nhiều sự biến động nhất về thị phần của các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc. Đặc biệt là từ năm 2015 đến 2016 đã có sự phân chia lại hồn tồn vị thế giữa các quốc gia. Nếu như những năm trong giai đoạn từ 2006 đến 2014, Hoa Kỳ luôn là nước dẫn đầu trong xuất khẩu mặt hàng này vào Trung Quốc, mặc dù vẫn có sự giảm dần qua các năm nhưng vẫn luôn giữ ở mức trên 50% thị phần. Và cho đến năm 2015, thị phần của Hoa Kỳ giảm cực mạnh chỉ còn 8,87% và tiếp tục giảm xuống 6,53% năm 2016, để lại vị trí dẫn đầu cho Malaysia – quốc gia vươn lên từ thị phần 0% vào năm 2006 lên đến 35,77% vào năm 2016. Từ đó, Hoa Kỳ trở thành nước đứng thứ 4 về xuất khẩu mặt hàng này vào Trung Quốc, sau Malaysia, Việt Nam và Ý.
Đối với Việt Nam, mặc dù sản phẩm cà phê đã rang, chưa tách cafein vẫn chưa thực sự là mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường Trung Quốc nhưng với sản lượng xuất khẩu tăng qua từng năm, cũng đã đã giúp cho Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 trong xuất khẩu mặt hàng này tại Trung Quốc với thị phần 28,43% vào năm 2016. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê của Việt Nam đã bắt đầu nắm bắt được nhu cầu tiềm năng của thị trường Trung Quốc và chọn Trung Quốc trở thành thị trường trọng điểm để phát triển, đẩy mạnh giới thiệu các dòng sản phẩm cà phê Robusta rang xay và hịa tan vào thị trường nước này như tập đồn cà phê Trung Ngun hay cơng ty Vinacafé Biên Hịa.
Thị phần mặt hàng cà phê đã rang, đã tách cafein
Biểu đồ 2.3. Thị phần các quốc gia xuất khẩu mặt hàng cà phê đã rang, đã tách cafein vào thị trường Trung Quốc năm 2016
Nguồn: Tổng hợp và tính tốn số liệu từ intracen.org
Kể từ năm 2011, Việt Nam đã dừng xuất khẩu mặt hàng cà phê đã rang, đã tách sang thị trường Trung Quốc, do bởi mặt hàng này có chi phí cấu thành cao và địi hỏi kĩ thuật tiên tiến. Chính vì vậy, đối với mặt hàng này, đây là sân chơi của các quốc gia phát triển và mạnh về công nghiệp chế biến như Ý, Hà Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Các quốc gia này hầu hết đều nhập khẩu cà phê nhân thơ sau đó chế biến rồi xuất khẩu. Năm 2016, thị phần mặt hàng cà phê đã rang, đã tách cafein được dẫn đầu bởi Ý với 27,36%, tiếp theo lần lượt là Hà Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thị phần mặt hàng cà phê hòa tan
Bảng 2.6. Mức tăng thị phần của 8 quốc gia dẫn đầu xuất khẩu cà phê hòa tan vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2016
Quốc gia Năm 2006 (%) Năm 2016 (%) Chênh lệch thị phần
Malaysia 1,28 23,92 22,64 Việt Nam 0,48 21,48 21,00 Colombia 3,67 14,27 10,60 Brazil 14,86 8,82 -6,04 Pháp 0,16 6,72 6,56 Ấn Độ 42,33 6,23 -36,10 Nhật Bản 1,60 4,04 2,45 Hàn Quốc 0,32 3,17 2,85
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu website intracen.org.
27.36% 11.99% 10.92% 10.24% 9.43% 30.06% 0 5 10 15 20 25 30 35
Ý Hà Lan Hoa Kỳ Nhật Bản Hàn Quốc Khác
Ý Hà Lan Hoa Kỳ Nhật Bản Hàn Quốc Khác
Quốc gia chứng kiến sự sụt giảm thị phần lớn nhất phải kể đến là Ấn Độ, từ 42,33% vào năm 2006 giảm mạnh 36,1% xuống chỉ còn 6,23% vào năm 2016. Brazil và Indonesia tiếp tục là 2 quốc gia có thị phần giảm tương đối trong giai đoạn này, thay đổi lại hoàn toàn thứ hạng thị phần các quốc gia xuất khẩu mặt hàng cà phê hòa tan vào thị trường Trung Quốc. Ngoài 3 quốc gia nêu trên, hầu hết các quốc gia khác đều có sự gia tăng thị phần. Dẫn đầu là Malaysia với 23,92% thị phần, đây cũng là quốc gia có mức tăng thị phần cao nhất, tăng đến 22,64% từ năm 2006 đến năm 2016. Tiếp theo phải kể đến là Việt Nam, nếu như năm 2006 Việt Nam chỉ xuất khẩu 3 tấn cà phê hòa tan vào thị trường Trung Quốc, chiếm 0,48% thị phần và gần như không xuất khẩu trong 2 năm tiếp theo; thì đến năm 2016 Việt Nam đã tăng 21% thị phần, chiếm 21,48% thị phần cà phê hịa tan. Năm 2016 có sự thay đổi cơ cấu thị phần rõ rệt giữa các quốc gia. Thị trường khơng cịn tập trung cao vào một quốc gia nào mà được phân chia lại công bằng hơn, với sự tham gia của nhiều quốc gia trước đây chỉ chuyên trồng và xuất khẩu cà phê nhân thô như Malaysia, Việt Nam, Colombia, Brazil... Đây chính là cơ hội cũng là thách thức đối với ngành cà phê chế biến Việt Nam để củng cố vị trí của mình trước những đối thủ cạnh tranh rất mạnh và có truyền thống đối với mặt hàng này, điển hình nhất là Malaysia và Brazil.
Như đã phân tích ở chương 1, nhu cầu cà phê của thị trường Trung Quốc tập trung chủ yếu vào mặt hàng cà phê hòa tan, đây cũng là mặt hàng đem lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với cà phê nhân thơ, chính vì vậy đây là mặt hàng mà các ngành cà phê Việt Nam nên tập trung đầu tư, nghiên cứu và phát triển để khai thác tối đa tiềm năng của nó.
Tóm lại, tuy hiện nay Việt Nam vẫn đang chiếm ưu thế với tổng khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc nhưng khi phân tích vào từng phân khúc mặt hàng cà phê xuất khẩu cụ thể lại thấy rằng, vị thế của Việt Nam đang dần giảm thấp do sự cạnh tranh ngày càng lớn ở khắp các phân khúc và Việt Nam góp mặt. Đặc biệt, cà phê nhân thơ chưa rang chưa tách cafein ở Việt Nam tuy vẫn nắm giữ thị phần lớn nhất nhưng đang dần bị thu hẹp lại bởi sự gia tăng thị phần của các quốc gia khác. Trong khi đó, đối với mặt hàng cà phê rang, chưa tách cafein và mặt hàng cà phê hòa tan, Malaysia đang ngày càng chứng minh được năng lực và giá trị thương hiệu mặt hàng cà phê chế biến của mình. Như vậy, NLCT của nước ta
đối với các mặt hàng cà phê chất lượng cao hiện cịn thấp, khơng đủ năng lực để cạnh