Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê của một

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường trung quốc (Trang 79 - 83)

của một số quốc gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

3.3.1. Bài học kinh nghiệm của Indonesia

Từ một quốc gia xuất khẩu cà phê nhỏ ở khu vực Đơng Nam Á, có thể nói Indonesia đã từng bước phát triển vượt bậc để đạt được những thành tựu đáng quan tâm và học hỏi trong ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê ra thị trường quốc tế. Hiện nay, diện tích canh tác của Indonesia chỉ khoảng 1,26 triệu hecta danh cho cây cà phê, trong đó cà phê Robusta chiếm khoảng 933 nghìn ha và cà phê Arabica chiếm khoảng 307 nghìn ha. Tuy với diện tích canh tác hạn chế nhưng sản lượng của cà phê Indonesia khơng ngừng được cải thiện và duy trì ở những con số ấn tượng

Bảng 3.1. Tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Indonesia giai đoạn 2008 - 2016

Năm Sản lượng (tấn) Xuất khẩu (tấn)

2008 698.016 491.335 2009 682.690 518.122 2010 686.921 440.241 2011 633.991 353.698 2012 748.109 520.275 2013 740.000 460.000 2014 711.513 382.774 2015 550.180 350.490 2016 585.000 380.000 Nguồn: indonesia-investments.com

Ta thấy tổng sản lượng cà phê của Indonesia ln duy trì trên mức 500 nghìn tấn hằng năm và con số này biến động theo từng năm phụ thuộc vào điều kiện tự

nhiên tại quốc gia này do vị trí địa lý không thuận lợi và là một quốc đảo. Đến năm 2016, tổng sản lượng của Indonesia đạt 585.000 tấn và khối lượng xuất khẩu chiếm 380.000 tấn (khoảng 64,95%), đã giúp cho Indonesia trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 4 thế giới (sau Brazil, Việt Nam và Colombia) và là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc. Với những thành tựu đáng kể như vậy, có thể nói Indonesia cũng đã áp dụng được những phương pháp, những bài học trong việc tìm hiểu và nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Indonesia.

Indonesia đề ra những chiến lược mở rộng, phát triển mạnh sản xuất đa dạng ở các loại cà phê, đặc biệt là về cà phê Arabica. Mọi kế hoạch quy hoạch và phân vùng sản xuất theo giống cà phê Arabica nhằm tăng cường chất lượng và đặc tính của giống cà phê để phù hợp với nhu cầu của thị trường do kết quả của việc nắm bắt xu thế, cà phê Arabica đem lại những sản phẩm có hương vị và chất lượng phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng Trung Quốc. Cụ thể là, ở Indonesia, cà phê Arabica được quy hoạch và trồng ở các khu vực sườn núi, nơi có thổ nhưỡng phù hợp, đồng thời có thể phủ xanh đất trống và chống xói mịn ở các khu vực Aceh, Sumatra, Bali, Nam đào Celebes, Đông Nam đảo Nusa... Indonesia cịn tích cực hỗ trợ và phổ cập kiến thức lựa chọn giống tốt, nâng cao năng suất cà phê từ 760 kg/ha lên 1,5 kg/ha.

Đặc biệt, chính phủ Indonesia đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình phát triển cà phê bền vững (SCP) khuyến khích ngành cà phê Indonesia phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng. Với việc áp dụng chương trình này, chính phủ tổ chức đào tạo, cung cấp kiến thức dựa trên thực tiễn cho hơn 500.000 hộ nông dân trồng cà phê nhỏ lẻ ở khu vực phía Nam đảo Sumatra, kết hợp với chính sách hỗ trợ tài chính và mơi trường đầu tư của chính phủ Indonesia. Qua đó, người nơng dân trồng cà phê ở Indonesia được nâng cao ý thức, thay vì chỉ chú trọng đẩy mạnh sản lượng đem lại lợi nhuận trước mắt thì họ lựa chọn phát triển theo một mục tiêu lâu dài và bền vững. (Indonesia, A business case for sustainable coffee production, 2014)

Hơn nữa, ngồi việc sản xuất cà phê nhân thơ, Indonesia hiện đang tập trung sản xuất và đẩy mạnh các loại cà phê đặc biệt, chất lượng cao và có giá trị hơn. Hiện nay, các loại cà phê Indonesia cũng đang được biết đến nhiều hơn với nhiều loại cà

phê nổi tiếng về chất lượng như Toraja, Mandailing, Kopi Luwak. Trong đó, cà phê chồn Kopi Luwak được đánh giá là loại cà phê đặc biệt nhất và đắt nhất trên thế giới khơng chỉ vì mức độ nổi tiếng và cịn vì chất lượng ngon được công nhận cách đây hàng trăm năm. Tuy nhiên, để sản xuất ra loại cà phê chồn này không phải là điều dễ dàng, sản lượng hằng năm của loại cà phê này chỉ xấp xỉ 500kg/ năm. Do đó, các doanh nghiệp cà phê Kopi Luwak tại Indonesia chủ trương rằng sản phẩm này không phải là nguồn thu chính của xuất khẩu, tuy nhiên việc tạo dựng và duy trì thương hiệu của loại cà phê này đòi hỏi phải ra sức nhằm đem lại uy tín cho các mặt hàng cà phê tại Indonesia.

Ngồi ra, để khắc phục nhược điểm về diện tích canh tác nhỏ hẹp, Chính phủ Indonesia đang ra sức để kết hợp cùng với các hộ nông dân mở rộng diện tích đất canh tác và phục hồi lại những phần đất già cỗi lâu năm. Với việc mở rộng này, sản lượng cà phê của Indonesia sẽ ngày càng tăng và được dự đoán đạt con số từ 900 nghìn tấn đến 1,2 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2020 – 2025. Bên cạnh đó, Hiệp hội cơng nghiệp và những nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI) cũng đóng vai trị rất quan trọng trong việc hỗ trợ Chính phủ trong việc nâng cao kiến thức và kĩ năng cho những người sản xuất và kinh doanh mặt hàng cà phê, đặt nền móng và xây dựng mối quan hệ hợp tác với những tổ chức liên quan đến ngành cơng nghiệp cà phê cả trong và ngồi nước.

3.3.2. Bài học kinh nghiệm của Malaysia

Như đã phân tích ở chỉ tiêu Thị phần của các quốc gia xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc, có thể nói Malaysia là quốc gia đặc biệt nhất do bởi khả năng chiếm lĩnh thị phần phần lớn nhờ vào mặt hàng cà phê hòa tan và các sản phẩm cà phê chế biến sâu trong khi hầu như rất ít xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân. Hiện nay, diện tích đất canh tác cà phê của Malaysia cực kì hạn chế, chỉ khoảng 25 nghìn hecta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kedah, Trengganu, Sellangore, Mallaca. Mặc dù vậy, Malaysia phát triển ngành xuất khẩu cà phê thông qua việc đẩy mạnh các sản phẩm cà phê hòa tan và chế biến sâu, có giả trị cao. Cụ thể, năm 2016, Malaysia chiếm 23,92% thị phần xuất khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan tại thị trường Trung Quốc, là vị trí dẫn đầu trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê hòa tan vào thị trường này.

Thật vậy, từ những năm 2010 trở lại đây, chính phủ Malaysia đã xác định cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu trọng yếu của Malaysia và ra sức quan tâm và phát triển mặt hàng này. Qua đó, Chính phủ nước này đã ban hành các quyết định và chỉ đạo các Viện nghiên cứu cũng như các Bộ ban ngành tiến hành đẩy mạnh phát triển ngành cà phê, đầu tiên là để tăng diện tích đất canh tác cây cà phê, tiếp theo là để duy trì mức sản lượng đầy đủ cung ứng cà phê nhân thô cho tiêu dùng nội địa và cuối cùng là để đa dạng hóa các sản phẩm cà phê, khuyến khích xuất khẩu ra nước ngồi những mặt hàng có giá trị nhằm nâng cao cán cân thương mại quốc gia.

Hơn nữa, người tiêu dùng Malaysia có một thói quen uống cà phê rất thường xuyên, theo thống kê, trung bình một người tiêu dùng Malaysia uống 2,38 ly cà phê mỗi ngày. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thế giới, nhiều xu hướng, văn hóa khác nhau ngày càng được du nhập vào các quốc gia, điều này khiến cho người tiêu dùng ln mong muốn tìm tịi những xu hướng mới. Cùng dựa vào cơ sở của nhu cầu tiêu dùng cà phê nội địa ngày càng tăng và sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của các sản phẩm cà phê, các doanh nghiệp chế biến và sản xuất cà phê ở Malaysia không ngừng mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cao tính hiệu quả theo quy mơ sản xuất. Cụ thể hơn, các doanh nghiệp chế biến Malaysia không ngừng nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm cà phê ngày càng đa dạng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng, đem lại nhiều sản phẩm được ưa chuộng, có chất lượng và giá trị cao như các sản phẩm cà phê có hương vị, cà phê giảm cân, cà phê làm đẹp, cà phê êm dịu, cà phê đậm, cà phê nhân sâm (Tongkat Ali) hay loại cà phê trắng của thương hiệu nổi tiếng Malaysia Old Town,… Các sản phẩm ngày càng đa dạng, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước, đem lại cho Malaysia một sự uy tín cao, gây tiếng vang lớn trên thị trường thế giới, mở ra vô cùng nhiều những cơ hội cho ngành xuất khẩu cà phê của Malaysia.

Tóm lại, qua một số kinh nghiệm thực tiễn từ Indonesia và sự vực dậy thành cơng về mặt hàng cà phê hịa tan của Malaysia, chúng ta hồn tồn có thể nhận thấy những cơ hội, những bài học và những thành cơng có thể dự báo trước từ giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa, phát triển những sản phẩm cà phê giá trị cao, sẽ được đề cập trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường trung quốc (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)