3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê Việt
3.4.2. Giải pháp đa dạng hóa và đẩy mạnh các sản phẩm cà phê chế biến sâu, có
sâu, có giá trị cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Cũng giống những phương pháp mà hai quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc là Indonesia và Malaysia đã từng bước áp dụng và đạt được những thành tựu nổi bật, từ hai nước có diện tích canh tác khá khiếm tốn, hai nước này đã chú trọng đặc biệt vào việc kết hợp cùng các hộ nơng dân địa phương mở rộng diện tích canh tác và đặc biệt tập trung vào trồng các loại cà phê Arabica – nguồn nguyên liệu chính của các loại cà phê giá trị cao trong xuất khẩu. Nổi bật nhất có thể nói đến Malaysia, có những bước nắm bắt kịp thời những xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong các loại sản phẩm cà phê, Malaysia không ngừng nỗ lực nghiên cứu và hầu hết chỉ tập trung xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu, nâng tầm năng lực cạnh tranh của các mặt hàng cà phê nước này lên hạng bậc nhất. Do đó, việc nghiên cứu làm cách nào để đa dạng hóa các mặt hàng cà phê Việt Nam ngày càng có giá trị, nắm bắt được xu hướng tương lai trong nhu cầu người tiêu dùng là khả thi và vơ cùng cần thiết.
Về phía Nhà nước, đầu tiên để tiếp tục phát huy thành tích dẫn đầu trong xuất
khẩu các sản phẩm cà phê nhân thô chưa được tách và chế biến trong khi vẫn đảm bảo thực hiện được mục tiêu đa dạng hóa, Nhà nước cần ra sức kêu gọi các hộ nơng dân cùng hợp tác mở rộng diện tích canh tác ở những vùng có khí hậu, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các loại cà phê, đặc biệt là cà phê Arabica. Với phấn đấu thực
trồng cà phê ở nước ta, Nhà nước ta cần phải có những kế hoạch rõ ràng trong quy hoạch các vùng có điều kiện thích hợp với Arabica bằng các ví dụ điển hình của vùng Cầu Đất (Đà Lạt) nơi có truyền thống trồng giống cà phê Arabica có chất lượng tốt. Từ đó, nước ta vừa có thể duy trì được sản lượng về xuất khẩu cà phê nhân thơ, bên cạnh đó cịn có thể đảm bảo được lượng cà phê Arabica riêng, phục vụ cho nghiên cứu và áp dụng những phương pháp chế biến mới, phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng và là nguồn giá trị to lớn đối với nước ta. Thứ hai, về những yếu tố liên quan đến nguồn vốn tài chính, Nhà nước cần kêu gọi những nguồn đầu tư từ nước ngồi hoặc có những chính sách tín dụng như thời hạn vay được kéo dài hơn hoặc có những ưu đãi lãi suất nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận được với những máy móc, cơng cụ phục vụ chế biến, những dây chuyền sản xuất tiên tiến từ các quốc gia.
Về phía các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, thực tế cho thấy rằng bên cạnh
việc áp dụng những thành tựu về khoa học kĩ thuật trong chế biến, mỗi một doanh nghiệp muốn nhân rộng lợi ích đều cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có am hiểu sâu rộng về những lĩnh vực thực hiện. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến Việt Nam cần tăng cường gửi những nhân viên xuất sắc đi học hỏi và nghiên cứu những bài học kinh nghiệm, các bước thực hiện trong dây chuyền sản xuất và chế biến của các quốc gia như Indonesia, Malaysia; học hỏi phương pháp trực tiếp từ hai quốc gia này trong việc nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của các dòng cà phê chế biến sâu sang thị trường Trung Quốc. Tiếp theo, phòng Nghiên cứu thị trường của mỗi doanh nghiệp cần phải tích cực hơn trong nhiệm vụ nghiên cứu, dự báo những tình hình biến động, xu hướng chuyển dịch thị hiếu và đặc điểm của thị trường Trung Quốc do sự thay đổi của thị trường này được xem là khá nhanh. Do đó, mỗi một bước đi của thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời nhằm xuất khẩu những mặt hàng có chất lượng tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn của Trung Quốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong việc đầu tư hiện đại hóa các phương thức chế biến theo hướng tự động các loại cà phê chế biến sâu, đảm bảo thực hiện tốt dây chuyền chế biến vừa hiệu quả năng suất vừa thân thiện môi trường.
Về phía các hộ nơng dân, tận dụng thời cơ được quan tâm bởi chính quyền cơ
quan để cải tạo canh tác, thu hoạch, bảo quản khoa học hơn, đạt hiệu quả sản phẩm hơn, đáp ứng tiêu chuẩn hơn và thân thiện môi trường hơn. Đặc biệt, các hộ nông dân cần phải chủ động và quyết tâm hợp tác tuân thủ đúng những nguyên tắc và hướng dẫn trồng Arabica để mọi định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng cà phê chế biến sâu đến năm 2020 được hoàn thành trọn vẹn và thành công.