Điều kiện các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường trung quốc (Trang 53 - 59)

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê

2.3.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bên cạnh việc có một lãnh thổ với đường bờ biển dài, nằm ở vùng tiếp giáp với các châu lục và đại dương, là cửa ngỏ vô cùng quan trọng trong tuyến đường hàng

hải và hàng không huyết mạch, điều này giúp cho Việt Nam có thể giao thương với rất nhiều các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cịn có một điều kiện tự nhiên, vị trí lãnh thổ, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên vô cùng thích hợp trong việc trồng và sản xuất các loại nông sản, đặc biệt là cà phê. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phân hóa đều từ Bắc đến Nam với mùa đông lạnh, mưa nhiều ở miền Bắc và khí hậu Nam Á nóng ẩm ít mưa ở vùng Tây Ngun và Đông Nam Bộ, Việt Nam là quốc gia thích hợp để trồng hai loại cà phê Arabica ưa nóng ẩm và cà phê Robusta ưa lạnh. Hơn nữa, khí hậu nhiệt đới gió mùa mang lại lượng nhiệt và lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển cây cà phê, có lợi trong việc tăng năng suất, nâng cao sản lượng cà phê của nước ta. Ngoài ra, nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, đặc biệt là đất đỏ bazan ở Tây Nguyên cũng là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho việc phát triển cà phê và xây dựng phát triển các nông trường cây công nghiệp quy mô lớn.

Tuy nhiên, các yếu tố tự nhiên cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất và xuất khẩu cà phê không chỉ trong nước mà còn các quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong tình hình thay đổi khí hậu ngày càng dữ dội, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh diễn ra thường xuyên. Cụ thể là gần đây, Brazil đang phải đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 10 năm trở lại đây và điều này khiến cho giá cà phê trên thị trường tăng lên do nguồn cung trở nên khan hiếm. Ở Việt Nam, diễn biến thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê. Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), liên tiếp những tháng vừa qua, với thời tiết bất lợi như rét kéo dài, sương muối, hạn hán đã ảnh hưởng lớn tới cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc thường xuyên giảm sút. Ví dụ vào năm 2013, tại tỉnh Sơn La, ba đợt rét đậm, rét hại và sương muối vào mùa đông đã làm cho trên 1.300 ha cà phê (Arabica) bị cháy và ảnh hưởng. Hơn nữa, rét cũng ở khiến cà phê ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai bị rụng lá, hoa khơng nở hết, gió to làm hoa và lá rụng nhanh mà người nông dân thường gọi là “Cúm cà phê”. Thường xuyên nhất, vào mùa hè, tình trạng thiếu nước thường xuyên diễn ra khá trầm trọng ở khu vực Tây Nguyên, làm khan hiếm nguồn nước phục vụ cho việc tưới tiêu. “Theo thống kê, mùa hè hằng năm Tây Nguyên chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng cà phê, cịn 40% diện tích vẫn phải chịu nguy cơ thiếu nước”. Với những bất lợi như

thế này khiến cho việc nâng cao năng suất bị giảm trầm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng và uy tín sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường nước ngồi, trong đó có Trung Quốc.

2.3.1.2. Nguồn nhân lực

Bảng 2.8. Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong ngành cà phê trong tổng số lực lượng lao động tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016

Đơn vị: triệu người

Năm Tổng số lực lượng lao động Số lao động trong ngành cà phê % lao động trong ngành cà phê so với tổng số lực lượng lao động 2006 46.239 1.571 3,40 % 2007 47.160 1.595 3,38 % 2008 48.209 1.620 3,36 % 2009 49.322 1.640 3,25 % 2010 50.392 1.619 3,21 % 2011 51.398 1.623 3,16 % 2012 52.348 1.624 3,10 % 2013 53.245 1.626 3,05 % 2014 53.748 1.627 3,03 % 2015 53.984 1.551 2,87 % 2016 54.128 1.546 2,85%

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ số liệu Tổng cục thống kê

Cho đến năm 2016, dân số Việt Nam có khoảng 91,71 triệu người, là nước đơng dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới. Có thể nói, từ xưa đến nay, trong mắt các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, Việt Nam được xem như là một quốc gia có nguồn cung lực lượng lao động dồi dào với giá rẻ. Theo thống kê và tính tốn từ bảng 2.7 ta có thể thấy, số dân Việt Nam trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) tăng đều qua từng năm trong giai đoạn 2006 - 2016. Tính riêng năm 2016, số dân trong độ tuổi lao động lên đến 54,128 triệu

người, tăng hơn 144 nghìn người so với năm 2015, chiếm 59,02% tổng dân số ở Việt Nam. Cũng theo số liệu từ Tổng cục thống kê, vào năm 2016, số lao động trong ngành cà phê tại Việt Nam là 1,546 triệu người, chiếm gần 2,9% so với tổng số lao động tại Việt Nam. Qua con số đó, nhìn chung ta thấy ngành cà phê cũng chiếm một phần khá lớn trong sự phân chia lao động của nước ta, do bởi ngành cà phê cũng là một ngành cần đến nguồn lao động lớn để đáp ứng được đầy đủ các khâu trong quá trình sản xuất và xuất khẩu cà phê sang nước ngoài. Tuy nhiên, theo dõi sự biến động số lượng lao động trong ngành cà phê trong giai đoạn 2006 – 2016, ta vẫn thấy sự giảm nhẹ qua từng năm, điều nay thể hiện rằng ngành cà phê Việt Nam cũng đang dần dần áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, và đang dần có xu hướng cơng nghiệp hóa, giảm thiểu lao công trong ngành.

Tuy nhiên, những năm gần đây, vẫn cịn xuất hiện tình trạng nhiều nơng dân nhỏ lẻ tự thân canh tác, thu hoạch và chế biến cà phê mà không theo trịnh tự đáp ứng yêu cầu kĩ thuật canh tác cũng như chất lượng. Điều này cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, sự đa dạng cũng như mặt bằng chung về chất lượng cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Mặc dù vậy, công tác tăng cường đào tạo và phổ cập kiến thức canh tác cà phê cũng đã được nhà nước phối hợp cùng với các cơ quan, trường đại học… đẩy mạnh một cách tối đa bằng cách đem vào những bài giảng tại các trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội hay Đại học Nơng lâm TP. Hồ Chí Minh, những hoạt động thực hành mang tính thực tiễn cao. Bên cạnh đó, Hiệp hội VICOFA cũng đã cùng các trường đại học tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để phổ biến những kiến thức nhằm nâng cao kiến thức, đáp ứng được tiêu chuẩn kĩ thuật cho người nơng dân và các bạn sinh viên u thích ngành nghề này.

Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê (dangkykinhdoanh.gov.vn), trong đó chỉ có khoảng 20% là các doanh nghiệp lớn có khối lượng xuất khẩu lớn trên 200 nghìn tấn. Top 3 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam lớn và có uy tín cao trên thị trường quốc tế có thể kể đến Cơng ty Cổ phần Tập đồn Intimex, Cơng ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đăk Lăk và Cơng ty TNHH Tín Nghĩa.

2.3.1.3. Nguồn vốn tài chính

Lực lượng lao động được phân chia thành nhiều nhóm tuổi khác nhau, nhiều nhóm tỉnh thành và nhiều ngành khác nhau. Và mỗi một đối tượng lại đảm nhiệm những vai trị, vị trí trong mỗi khâu sản xuất và xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngồi. Q trình canh tác cà phê từ khâu gieo trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến đến xuất khẩu cũng bao gồm nhiều đối tượng lao động như vậy, từ các nhà nông dân, các nhà máy, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu… Như đã đề cập ở trên, ngành cà phê cũng được coi là một ngành cần nguồn lao động lớn để đáp ứng được những yêu cầu kĩ thuật khắt khe. Chính vì vậy, câu hỏi nguồn vốn ln là mối quan tâm hàng đầu của các hộ trồng trọt, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê, bởi lẽ nguồn vốn cũng là một đòn bẩy hiệu quả nhằm giúp cho hộ trồng trọt tiếp cận được những tiến bộ khoa học kĩ thuật hay giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gây dựng được quy mô và tiếng vang lớn trên trường quốc tế.

Trong khâu sản xuất, từ việc trồng trọt đến thu hoạch, ở Việt Nam chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ lẻ với quy mơ vốn tự có dành cho cơng tác sản xuất vẫn cịn vô cùng hạn chế. Điều này địi hỏi các hộ gia đình thường đi vay vốn từ các ngân hàng hay các cơ quan hỗ trợ, các quỹ tín dụng để phục vụ cho việc trồng trọt, đặc biệt là để thực hiện tái canh. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động cho vay của các ngân hàng dành cho người nơng dân trồng cà phê cịn hạn chế. Ngun nhân do bởi việc thẩm định các dự án trồng trọt hay quy mô trồng trọt của các hộ gia đình vẫn cịn gây khó khăn cho các ngân hàng. Ngoài ra, thời hạn cho vay vốn từ các ngân hàng bị hạn chế, thường là một năm. Điều này gây cản trở cho các kế hoạch thu hoạch và bán thành phẩm của các hộ gia đình, nhiều trường hợp chưa tới mùa giá cà phê tăng cao thì các hộ gia đình đã phải bán để kịp thời thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng. Khiến cho việc trồng trọt của các hộ gia đình ít đem lại lợi nhuận, thậm chí bị lỗ vốn. Bên cạnh đó, những hộ gia đình khơng được hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng, đi vay nóng lãi suất cao hoặc mua chịu các vật tư, thiết bị, phân bón từ các đại lý, làm tăng cao chi phí trồng trọt trong khi chất lượng lại khơng được đảm bảo, gây ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như chất lượng của cà phê khi đưa ra thị trường nước ngoài.

Trong khâu xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu muốn đạt được lợi ích kinh tế cao thì phải nâng cao, đẩy mạnh việc thu mua và dự trữ số lượng lớn. Tuy nhiên hiện nay, so với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam có tiềm lực tài chính chưa cao, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thu mua và dự trữ, còn lại vẫn còn phụ thuộc vào khả năng vay vốn từ ngân hàng. Hơn nữa, lãi suất cho vay của các ngân hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và các thủ tục cho vay cũng gây trở ngại lớn cho việc tiếp cận vốn từ ngân hàng và việc mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp này. Trong những năm gần đây, việc cho vay dường như trở nên dễ dàng hơn nhưng chỉ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn và có uy tín, gây phân chia cấp bậc trong hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu ca phê tại Việt Nam.

Bên cạnh việc tiếp cận vốn từ ngân hàng, hiện nay ngành cà phê Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đang thu hút được nhiều sự đầu tư cả trong và ngồi nước ví dụ như các dự án hỗ trợ, khuyến nơng, xúc tiến thương mại của Bộ NN&PTNT; các hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như dự án Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), “dự án VNSAT tài trợ cho Chính phủ Việt Nam, chương trình SCP đang được triển khai ở Việt Nam với mục tiêu cải tiến tập quán canh tác và chuỗi giá trị trong vùng dự án, phát triển cà phê bền vững, quản lý và điều hòa sử dụng nước hiệu quả và bền vững phục vụ cho hoạt động sản xuất cà phê ở Tây Nguyên”, theo báo cáo Diễn đàn triển vọng và phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2015.

2.3.1.4. Cơ sở hạ tầng

Hiện nay, máy móc thiết bị và công nghệ tuy đã được áp dụng vào việc trồng và sản xuất cà phê nhưng vẫn còn chưa nhiều, khá lạc hậu, năng suất thấp, nhà máy chế biến thì cơng nghệ vẫn cịn lạc hậu. Ngồi ra, vấn đề sân phơi cà phê vẫn chưa được quan tâm thay đổi. Đa số các hộ gia đình chủ yếu tận dụng diện tích quanh nhà để phơi khô cà phê, khiến cà phê bị mất mùi, lẫn tạp chất, không đảm bảo chất lượng, đôi khi do không đủ phạm vi, cà phê bị phơi với mật độ khá dày, thiếu nắng làm tăng tỉ lệ nấm mốc, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hương vị của cà phê.

Đặc biệt ở nước ta, đa số cà phê được trồng ở các tỉnh miền núi và cao nguyên nơi có hệ thống đường sá, thuỷ lợi, hệ thống điện vẫn còn yếu, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Vào mùa khơ, tình trạng thiếu điện, thiếu nước vẫn xảy ra gây gián đoạn trong quá trình sản xuất cà phê. Hệ thống đường sá vào các vườn cà phê cịn khó khăn, chủ yếu là đường đất, gây bất tiện cho việc chuyên chở cà phê thu hoạch đến kho bãi, đặc biệt là ở các khu vực miền núi như Tây Nguyên với địa thế hiểm trở, trơn trượt. Thiếu hụt về cơ sở vật chất trong thu hoạch và bảo quản khiến chất lượng cà phê không đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá thành của cà phê xuất khẩu, làm giảm đi NLCT của cà phê Việt Nam.

Một trong những yếu điểm của ngành cà phê Việt Nam là NLCT của các sản phẩm cà phê qua chế biến là chưa cao. Cụ thể, hiện nay, cả nước có 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, công suất đạt mỗi năm 26.095 tấn và 19 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn, với công suất 75.280 tấn sản phẩm/năm, chiếm trên 96% trong tổng sản lượng cà phê của cả nước. Số doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thị trường thế giới không nhiều khiến Việt Nam không thể tham gia nhiều vào thị trường cà phê chất lượng cao đã qua chế biến, không thể cải thiện thị phần trên các phân khúc này, ảnh hưởng khiến NLCT xuất khẩu của ngành hàng cà phê Việt Nam bị giảm sút.

Tuy nhiên, ngay trong năm 2016, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư thêm nhà máy chế biến cà phê. Số liệu thống kê từ IPSARD cho thấy, trong năm 2016, Tập đoàn Nestle đầu tư 450 triệu tại 5 nhà máy tại Việt Nam; Công ty Neumann Gruppe đầu tư thêm nhà máy chế biến cà phê mới tại Đồng Nai, công suất 26 tấn/h; Công ty Massimo Zanetti Beverage Group Việt Nam đầu tư một nhà máy ở Bình Dương cơng suất 3.000 tấn/ năm; Cơng ty Cổ phần Tập đồn Intimex khánh thành thêm 1 nhà máy ở Bình Dương, cơng suất 90.000 tấn/ năm bên cạnh 9 nhà máy chế biến cà phê tại Đắk Lắk, Đắk Nơng, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Dương. Những sự thay đổi này đem đến những kỳ vọng lớn đối với phân khúc cà phê chất lượng cao của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường trung quốc (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)