Hoạt tính gây độc tế bào ung thư

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thành phấn hóa học và hoạt tính sinh học loài vitex limonifolia wall ex c b clark và vitex trifolia l (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về chi Vitex

1.1.5.1. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư

Kết quả từ các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về các lồi thuộc chi Vitex cho thấy dịch chiết nhiều lồi Vitex thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển tế bào ung thư. Theo Zhelev [76], tinh dầu từ quả của lồi V. angus-castus trồng ở Bulgaria cĩ hoạt tính trên các dịng tế bào ung thư tuyến tụy (LS180), ung thư phởi (A549), ung thư cở tử cung (HeLa) với giá trị IC50 trong khoảng 0,12-0,25 g/mL, trong đĩ tác dụng ức chế tốt nhất trên tế bào HeLa (IC50 = 0,12 g/mL). Theo một nghiên cứu khác, tinh dầu từ quả lồi V. agnus-catus mọc ở vùng Izmir, Thở Nhĩ Kì thể hiện hoạt tính tốt đối với dịng tế bào ung thư vú (MCF-7), ung thư phởi (A549) [77, 78]. Kết quả nghiên cứu từ lồi V. trifolia cũng cho thấy dịch chiết n-butanol tác dụng ức chế sự phát triển dịng tế bào ung thư gan (HepG2) [79].

Các cơng trình cơng bố cũng cho thấy rằng, các hợp chất labdane cĩ thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư với các mức độ khác nhau [42]. Năm 2015, N. Corlay và các cộng sự nghiên cứu dịch chiết dichloromethane từ lá lồi V. vestita đã tách được 9 hợp chất thuộc khung labdane, trong đĩ cĩ 6 hợp chất mới 12-epivitexolide A (102), vitexolide B (103), vitexolide C (104), vitexolin A (110), vitexolin B (111), vitexolide E (106), và 3 hợp chất đã biết vitexolide A (101), vitexolide D (105),

acuminolide (107), đồng thời đánh giá hoạt tính trên dịng tế bào ung thư đại tràng (HCT-116) và ung thư phởi (MRC-5). Kết quả cho thấy tất cả các hợp chất đều thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư HTC-116 (1 < IC50 < 10 μM), trong khi đĩ, thí nghiệm tương tự trên dịng tế bào ung thư MCR-5 thì chỉ cĩ hợp chất

101, 102, 105, 106 và 107 thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

với giá trị IC50 < 10 μM [42].

Năm 2009, tác giả Wu và cộng sự [38] từ dịch chiết của quả lồi V. trifolia đã phân lập được 2 hợp chất mới thuộc khung labdane là vitetrifolin H (81) và vitetrifolin I (125) cùng với một số các hợp chất labdane. Các hợp chất này thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư cở tử cung (Hela) với giá trị IC50 trong khoảng 4-28 μM, trong đĩ hợp chất 125 thể hiện tác dụng gây chết tế bào ung thư theo chương trình (apoptosis). Một hợp chất diterpene khác khung labdane, rotundifuran (112) được phân lập từ quả của lồi V. rotundifolia đã được chứng minh cĩ khả năng ức chế tế bào ung thư máu (HL-60) với giá trị IC50 là 22,5 M [80].

Từ quả của lồi V. trifolia var. simplicifolia, tác giả Huang [12] đã phân lập được một hợp chất ursane mới là 3β-hydroxy-30-al-urs-12-en-28-oic acid (2) cùng 7 hợp chất triterpene đã biết khác. Những hợp chất này được đánh giá hoạt tính kháng u trên các dịng tế bào ung thư HL-60, SGC-7901, PANC-1 và Eca-109, trong đĩ hợp chất 2 thể hiện hoạt tính tốt nhất trên 4 dịng ung thư kể trên với các giá trị IC50 lần lượt là 4,12, 10,46, 9,61 và 7,65 M.

Agnuside (231), một iridoid glycoside khá phở biến trong nhiều lồi Vitex như

V. agnus-catus [81], V. cymosa [17], V. negundo [62]. Hợp chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư với dịng tế bào ung thư đại tràng (Colo-320) với tỷ lệ phần trăm sống sĩt sau 24 giờ đạt 76,1% (ở nồng độ 200 g/mL) và giá trị IC50 là

15,99 μg/mL [81].

EVn-50, một lignan cĩ trong thành phần của lồi V. negundo, đã được Xin và cộng sự [82] phân lập và đánh giá hoạt tính cũng như cơ chế ức chế sự phát triển một số dịng tế bào ung thư. Kết quả thu được EVn-50 thể hiện hoạt tính mạnh với các dịng tế bào MDA-MB-435, SKOV-3, BXPC-3, SMMC-7721, MCF-7, HO-8910, SGC-7901, BEL-7402, HCT-116 và 786-O với giá trị IC50 < 10 g/mL. Các tác giả cũng phát hiện hợp chất này gây chết tế bào ung thư MDA-MB-435 theo cơ chế chết theo chương trình.

Năm 2013, một flavonoid, castitin (209), được M. Y. Huang và cộng sự phân lập từ lá, cành của lồi V. trifolia var. simplicifolia, thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư đối với tế bào ung thư tuyến tụy (PANC-1) và tế bào ung thư máu (K562) với giá trị IC50 lần lượt là 4,67 và 0,72 μg/mL [20]. Người ta cũng tìm thấy hợp chất này trong quả của lồi V. rotundifolia [83]. Kết quả nghiên cứu cho thấy casticin gây chết tế bào ung thư theo chương trình đối với hai dịng tế bào ung thư đại tràng (HT- 29 và HCT-116). Trong một nghiên cứu khác về dịch chiết từ quả của lồi V. rotundifolia [52], casticin thể hiện hoạt tính ức chế mạnh với các dịng tế bào ung thư

máu (K562, với giá trị IC50 = 0,21 μM), tế bào ung thư phởi (NCI H522, IC50 = 0,34 μM). Theo Kim và cộng sự [52], một flavonoid khác là 5,3-dihydroxy-6,7,4- trimethoxyflavanone (208) đã thể hiện tác dụng gây độc đối với với hai dịng tế bào ung thư máu K-562 (IC50 = 7,33 μM) và SR (IC50 = 4,82 μM). Ngồi ra, casticin cịn gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư biểu mơ KB (IC50 = 0,23 μM) [84].

Năm 2011, nhĩm nghiên cứu của Awale đã phát hiện dịch chiết methanol từ quả của lồi V. negundo thể hiện hoạt tính ức chế đối với tế bào ung thư tuyến tụy (PANC-1) [66]. Từ dịch chiết này, hai flavonoid phân lập được là chrysoplenetin (210) và chrysosplenol D (211) đã được đánh giá tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư tuyến tụy (PANC-1) và cho kết quả IC50 lần lượt là 3,4 μg/mL và 4,6 μg/mL. Hợp chất 210 cũng đã được đánh giá hoạt tính ức chế 39 dịng tế bào ung thư người tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Nhật Bản, kết quả cho thấy, hợp chất 210 thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của các dịng tế bào ung thư phởi (NCI-H522), ung thư buồng trứng (OVCAR‐3) và ung thư tuyến tiền liệt (PC‐3) với giá trị IC50 lần lượt là 0,12, 0,18 và 0,17 μM [66].

Từ lồi V. trifolia, Li và các cộng sự đã phân lập được sáu hợp chất flavonoid: persicogenin (181), artemetin (207), luteolin (176), penduletin (204), chrysosplenol D (211) và vitexicarpin (212) [60]. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của những hợp chất này, các hợp chất 176, 204, 211, 212 thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tsFT210 với các giá trị IC50 lần lượt là 10,7, 19,8, 3,5 và 0,3 μg/mL. Ngồi ra, hợp chất 212 cịn cĩ khả năng gây chết tế bào ung thư theo chương trình đối với tế bào ung thư máu (K562).

Luteolin (176), một flavonoid được J. Kobayakawa và cộng sự phân lập từ quả của lồi V. rotundifolia cũng như tìm thấy ở một số lồi Vitex khác, thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư máu (HL-60) với giá trị IC50 là 15±1,1 μM và cĩ cơ chết gây chết tế bào ung thư theo chương trình [85].

Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, các hợp chất phân lập từ các lồi thuộc chi Vitex thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển nhiều dịng tế bào ung thư với các mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thành phấn hóa học và hoạt tính sinh học loài vitex limonifolia wall ex c b clark và vitex trifolia l (Trang 41 - 43)