CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về chi Vitex
1.1.5.3. Hoạt tính kháng virus và vi sinh vật
Trong một nghiên cứu về khả năng ức chế integrase của virus HIV-1 của một số cây thuốc đã được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, cây hồng kinh (V. negundo) cũng được nghiên cứu hoạt tính kháng virus HIV-1 [93]. Kết quả cho thấy dịch chiết ethanol từ lá lồi V. negundo cĩ tác động đến quá trình phiên mã ngược của virus HIV-1. Trong một nghiên cứu khác, W. Pan và cộng sự đã phân lập được chalcone 3-(4-hydroxyphenyl)-1-(2,4,6-trimethoxyphenyl)-2-propen-1-one (277) từ lá lồi V.
lepbototrys cĩ khả năng ức chế sự sao chép virus HIV-1 lên tới 77% ở nồng độ 15,9
μM. Các tác giả cũng cho rằng 2 hợp chất flavonoid là tsugafolin (165) và alpinetin (166) cũng thể hiện hoạt tính kháng virus HIV yếu với các giá trị IC50 lần lượt là 118 và 130 μM [3].
Trong chương trình phát hiện các hợp chất thể hiện hoạt tính kháng khuẩn của một số lồi cây nhiệt đới, từ dịch chiết dichloromethane của lá lồi V. vestita, các nhà khoa học đã phân lập được vitexolide A (101), 12-epivitexolide A (102), acuminolide
(107) và vitexolin B (111), trong đĩ hợp chất 101 thể hiện hoạt tính khá mạnh. Ở
nồng độ 48 μM, hợp chất 101 ức chế được 35 trong số 46 chủng vi khuẩn Gram (+), cịn ở nồng độ 96 μM thì hợp chất này cĩ hoạt tính với tất cả các chủng vi khuẩn thử nghiệm. Một vài kết quả cho hoạt tính cao là: Bacillus sp. (MIC = 6-12 μM), Staphylococcus sp. (MIC = 6-24 μM, trừ S. sciuri) và Streptococcus agalactiae (MIC
= 12 μM).
Từ hạt của lồi V. negundo, Zheng và cộng sự đã phân lập được 9 hợp chất lignan, trong đĩ cĩ 1 hợp chất mới là vitelignin A (143). Những hợp chất này được thử nghiệm hoạt tính kháng nấm Candida albicans, Cryptococcus neoformans, Trichophyton rubrum và cĩ tác dụng ức chế sự phát triển của nấm với giá trị MIC
trong khoảng 16-64 g/mL [45].
Theo nghiên cứu của T.J. Ling và cộng sự, dịch chiết từ cây V. negundo cĩ hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn Escherichia coli, Bacillus subtilis, Micrococcus
tetragenus và Pseudomonas fluorescens. Phân tích sâu hơn, nhĩm đã phân lập được
hợp chất chrysoplenetin (210) và chrysosplenol D (211) cĩ tác dụng ức chế với cả 4 chủng vi khuẩn trên. So sánh với ampicillin sodium thì 211 cĩ hoạt tính mạnh hơn
khi thử hoạt tính kháng P. fluorescens với nồng độ ức chế tối thiểu là 500 μg/mL, nhưng yếu hơn trong thử nghiệm kháng E.coli, B. subtilis và M. tetragenus ở nồng độ tương ứng là 500, 500 và 250 μg/mL [74].
Kết quả đánh giá hoạt tính kháng nấm của một số hợp chất phân lập được từ dịch chiết ethanol từ lá lồi V. negundo, nhĩm tác giả Sathiamoorthy đã xác định hợp chất vitegnoside (191) và negundoside (237) cĩ hoạt tính ức chế sự phát triển của hai loại nấm là Trichophyton mentagrophytes và Cryptococcus neoformans với giá trị
MIC 6,25 g/mL [61].