1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN 1/3D ĐẦU DƯỚ
1.3.1. Điều trị bảo tồn
* Nắn chỉnh bó bột
Nắn chỉnh bó bột đã được áp dụng từ rất lâu trên thế giới, ở thời kỳ trang bị còn thiếu thốn, phương tiện KX và gây mê hồi sức chưa phát triển. Hiện nay, phương pháp nắn chỉnh bó bột đã thu hẹp dần chỉ định bởi những nhược điểm: Chèn ép bột, lỏng bột, di lệch xương thứ phát, teo cơ, cứng khớp, thời gian mang bột kéo dài khó khăn trong sinh hoạt và hòa nhập cộng
đồng [37]. Nắn chỉnh bó bột chủ yếu được chỉ định cho gãy xương chày ở trẻ em, gãy xương ít di lệch, gãy xương quá thấp và ổ gãy quá phức tạp, trang thiết bị khơng đầy đủ, đội ngũ PTV khơng có nhiều kinh nghiệm, Bệnh nhân (BN) có các bệnh lý tồn thân phối hợp không cho phép phẫu thuật [38], [39].
* Kéo liên tục
Với những trường hợp gãy 2XCC khơng vững, gãy có nhiều mảnh rời, gãy xương mà cẳng chân sưng nề nhiều hoặc cần theo dõi biến chứng CEK, các PTV chủ trương tiến hành xuyên đinh qua xương gót kéo liên tục với trọng lượng kéo từ 2 - 5kg trong vòng từ 5 - 7 ngày, vừa để nắn chỉnh các di lệch, vừa để theo dõi diễn biến tại chỗ gãy xương. Khi hết giai đoạn theo dõi các biến chứng cấp tính, sẽ tiến hành bó bột trịn kín ngay trên giá kéo, sau khi đã kiểm tra kết quả nắn chỉnh ổ gãy bằng Xquang [39], [40].
Phương pháp này có ưu điểm: Kỹ thuật đơn giản, chỉnh được các di lệch đặc biệt là di lệch chồng, giữ được ổn định tại ổ gãy tương đối và tránh được biến chứng chèn ép bột. Tuy nhiên, kết quả nắn chỉnh trong nhiều trường hợp là khơng hồn hảo, phải kiểm tra Xquang nhiều lần, BN phải nằm lâu. Sau đó vẫn phải bó bột trong một thời gian dài [19].