Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (Trang 28 - 30)

1.2.1.1 Khái niệm tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Khái niệm về TCKNNQG (National occupational skills standards) do cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo nghề đặt ra để làm chuẩn cho công tác đào tạo nghề và làm chuẩn cho công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề, đánh giá từng con người đã được đào tạo khi tham gia vào thị trường tuyển dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc tự đào tạo. Khái niệm này đã đưa vào Luật Việc làm, tức là luật hóa khái niệm này. Vì vậy khái niệm này đã được luật hóa trở thành khái niệm chính thống, khơng có bàn luận theo các quan điểm khác nhau. Luận án này sử dụng khái niệm TCKNNQG ghi trong Luật Việc làm.

Theo Luật Việc làm năm 2013, Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy

định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào cơng việc mà người lao động cần phải có để thực hiện cơng việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề [55].

Trong khái niệm này, khái niệm kỹ năng nghề (khái niệm kỹ năng được hiểu là “tiêu chuẩn kỹ năng” (skills standards)) được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với khái niệm kỹ năng thường dùng (khả năng thực hiện thành thạo một thao tác, hành động). Ở đây khái niệm kỹ năng nghề này phải được hiểu bao gồm cả kỹ năng trí tuệ, kỹ năng giao tiếp và hợp tác; nghĩa là giống nội hàm khái niệm năng lực.

Theo nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thì tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng phải đảm bảo theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ

năng nghề quốc gia (là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mơ tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của cơng việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc) [13].

Theo qui định của Bộ LĐTBXH về cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề gồm có 3 thành phần cơ bản như sau [13]:

1. Mô tả nghề: Nội dung mô tả phạm vi bao phủ của nghề, các vị trí việc

làm và cơng việc chính cần phải thực hiện trong các bối cảnh áp dụng.

2. Danh mục các đơn vị năng lực: Nội dung trình bày danh mục các đơn

vị năng lực của nghề và các đơn vị năng lực của từng vị trí việc làm có trong nghề, trong đó liệt kê đầy đủ các đơn vị năng lực và sắp xếp theo các nhóm sau: a) Năng lực cơ bản: gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói chung khơng dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là ngành công nghiệp);

b) Năng lực chung: gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm việc trong một ngành công nghiệp cụ thể;

c) Năng lực chuyên môn: gồm những năng lực cần thiết của nghề mà một cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể.

3. Các đơn vị năng lực: Nội dung trình bày từng đơn vị năng lực có trong

danh mục các đơn vị năng lực. Đối với mỗi một đơn vị năng lực cụ thể phải thể hiện được các nội dung sau đây:

a) Tên đơn vị năng lực;

b) Thành phần và tiêu chí thực hiện: trình bày một cách đầy đủ về những thành phần trong một đơn vị năng lực cần phải thực hiện, mức độ thực hiện và kết quả đầu ra có thể đo lường, tính tốn, xác định được;

c) Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu: đưa ra các thông tin về những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện có hiệu quả và lựa chọn nguồn lực hoặc giải pháp thay thế để đạt được những kết quả đầu ra;

d) Điều kiện thực hiện: mô tả những thông số cho việc ứng dụng năng lực và những loại việc, nguồn lực, dịch vụ có thể ứng dụng khi sử dụng năng lực;

đ) Hướng dẫn đánh giá: đưa ra bối cảnh và phương pháp lựa chọn bằng chứng hỗ trợ cho việc đánh giá để xác định một cá nhân có đạt tiêu chuẩn của đơn vị năng lực hay không.

1.2.1.2 Khái niệm dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Dạy học theo TCKNNQG trong luận án này được hiểu là một quan điểm dạy học hay một phương pháp luận dạy học với ý tưởng là coi các TCKNNQG là các mục tiêu cụ thể, là cái đích mà người học phải hiểu được, phải tự mình chiếm lĩnh được sau một khóa học với sự giúp đỡ của người dạy. Ý tưởng của quan điểm dạy học này là vận dụng phương pháp sư phạm tương tác, theo đó bất kỳ q trình dạy học nào cũng tồn tại nhiều tác nhân khác nhau tham gia vào quá trình này. Phương pháp SPTT qui về ba tác nhân chính, đó là người học (NH), người dạy (ND) và mơi trường (MT). Trên cơ sở đó thiết kế hoạt động dạy học dựa trên mối quan hệ biện chứng với sự tương tác của 3 tác nhân chính này để điều khiển hoạt động của nhân vật trung tâm của quá trình dạy học – người học hướng tới các TCKNNQG cũng là mục tiêu của việc học để chiếm lĩnh chúng. Người dạy tương tác với người học thông qua các tác động sư phạm để điều khiển hoạt động học đạt tới mục tiêu học. Trong quá trình vận hành này cả người học và người dạy đều tương tác với môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)