Trong phần này chỉ trình bày các khái niệm liên quan nên tác giả chỉ dẫn một định nghĩa để dùng trong luận án có liên quan tới các khái niệm cơng cụ trong luận án.
- Phân tích nghề trong luận án này được hiểu là “phân tích thực trạng cơng việc” nhằm mục đích thu thập thơng tin về nghề đã được lựa chọn khi tiến hành hoạch định lĩnh vực [65, tr127]. Cụ thể là những thông tin về:
+ Bản chất công việc, điều kiện thực hiện, yêu cầu khi bước vào thị trường lao động, viễn cảnh việc làm và thu nhập...;
+ Điều kiện thực hiện nhiệm vụ và các tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện;
+ Các bước thực hiện công việc hiện hành;
+ Tần số thực hiện, sự phức tạp và tầm quan trọng của các nhiệm vụ; + Kiến thức, kỹ năng và thái độ được cho là cần có để hành nghề; + Những gợi ý về đào tạo hoặc dạy nghề.
- Khái niệm “công việc” trong luận án này được hiểu là việc cụ thể phải bỏ công sức ra để làm [50].
Công việc là các hành động thuộc quá trình thực hiện nhiệm vụ, tương ứng với những giai đoạn của nhiệm vụ; công việc liên quan trước hết đến phương pháp và kỹ thuật sử dụng hoặc thói quen lao động đã có. Ví dụ, “lái xe tải vào đường rẽ”, “lùi xe tải”, “đỗ xe tải”, “lái xe tải trên đường” là những công việc của nhiệm vụ “lái xe tải” [65, tr136].
Thực hiện cơng việc: bao gồm các tiêu chí về qui trình, thành phẩm hay sản phẩm, dịch vụ, an toàn lao động, năng suất lao động, cải tiến qui trình thực hiện, sáng tạo trong cơng việc.
Liên quan đến khái niệm cơng việc cịn phải hiểu cách tổ chức và quản lý công việc (sắp xếp nơi làm việc; chuẩn bị, quản lý thiết bị, dụng cụ làm việc
và vật tư, vệ sinh công nghiệp); xây dựng môi trường làm việc (hợp tác với đồng nghiệp, giao tiêp với mọi người).
- Khái niệm “nhiệm vụ” trong luận án này được hiểu là công việc phải làm vì một mục đích và trong một thời gian nhất định [50].
- Khái niệm “kỹ năng” trong luận án này được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [50].
Triết lý của phương pháp DACUM là: 1) Những người cơng nhân lành nghề có thể mơ tả nghề của họ chính xác hơn bất kỳ ai khác; 2) Cách hữu hiệu để định nghĩa một nghề là mô tả những công việc mà các cơng nhân lành nghề của nghề đó thực hiện; 3) Mọi cơng việc đều địi hỏi những kiến thức, kỹ năng, dụng cụ và thái độ nhất định để có thể thực hiện được [100].
Trên cơ sở tiếp cận đó, người ta tiến hành phân tích nghề để làm cơ sở cho việc thiết kế nội dung chương trình đào tạo. Mỗi nghề nhất định sẽ bao gồm những nhiệm vụ (DUTIES) cụ thể. Trong mỗi nhiệm vụ sẽ có những cơng việc (TASKS) phải thực hiện. Tương ứng với mỗi cơng việc, người lao động cần phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ, phương tiện, dụng cụ nhất định để đảm bảo thực hiện tốt. Và tiêu chuẩn hồn thành cơng việc cũng được xác định để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá. Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam được xây dựng theo phương pháp phân tích nghề DACUM nhằm xác định được các nhiệm vụ và công việc cần trong nghề với sự tham gia của các chuyên gia: giáo viên, nhà nghiên cứu và những chuyên gia trong nghề. (Phụ lục 8 - Sơ đồ phân tích nghề Cắt gọt kim loại)
1.2.2.2 Khái niệm về năng lực và năng lực thực hiện
Trong tiếng Anh thuật ngữ “competency” được dùng cả với nghĩa là năng lực và năng lực thực hiện trong tiếng Việt. Nhiều tác giả cũng dùng như vậy. Trong luận án này chỉ định nghĩa khái niệm năng lực thực hiện và khái niệm được dùng trong luận án như sau: “Năng lực thực hiện là kiến thức, kỹ năng,
thái độ được tích hợp nhuần nhuyễn khơng tách rời để thực hiện trọn vẹn các nhiệm vụ, công việc của nghề theo tiêu chuẩn của thị trường lao động đặt ra” [64, tr 151].
1.2.2.3 Khái niệm chuẩn đầu ra
Theo UNESCO “Chuẩn đầu ra (Learing outcomes) là tồn bộ thơng tin, kiến thức, sự hiểu biết, giá trị, kỹ năng, năng lực hoặc hành vi đòi hỏi một người làm chủ được nhờ vào việc hoàn thành một chương trình giáo dục có thể chứng minh sau khi hồn thành q trình học tập và hoặc có thể chứng minh sau khi hồn thành một q trình thực tập cũng như các kiến thức, kỹ năng thực hành cụ thể đã đạt được và chứng minh bằng việc hồn tất thành cơng một bài học [6, tr 18].