CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
1.3.1. Cơ sở lý luận dạy học của hoạt động dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề quốc gia
Quá trình dạy học là một q trình có cấu trúc, bao gồm các phần tử như mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, môi trường dạy học, người dạy, người học… Các phần tử này thường xuyên tương tác với nhau theo những qui luật nhất định như mối quan hệ mục đích – nội dung – phương pháp dạy học, mỗi phần tử đều có chức năng riêng. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về q trình này theo các quan điểm khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, trong đó có cách tiếp cận điều khiển học. Theo cách tiếp cận này, quá trình dạy học được xem như là một hệ điều khiển kín, trong đó bộ phận điều khiển là người dạy/hoạt động dạy và đối tượng được điều khiển là người học/hoạt động học. Cơ chế điều khiển được thực hiện như sau: người dạy căn cứ vào các thông số như mục tiêu dạy học, nội dung dạy học,
môi trường dạy học… và các tín hiệu thu được nhờ phản hồi từ kết quả học tập của người học (trong q trình học) để phát ra các tín hiệu điều khiển nhằm điều khiển người học/hoạt động học thông qua các tác động sư phạm phù hợp. Người học/hoạt động học một mặt tiếp nhận sự điều khiển đồng thời cũng tiếp nhận tín hiệu phản hồi (liên hệ ngược trong) để tự điều khiển (điều chỉnh phương pháp học).
Ba tác nhân chính của q trình dạy học (người dạy, người học và môi trường) tương tác với nhau thông qua công nghệ sư phạm và bằng các hoạt động điều khiển và tự điều khiển. Đây là cơ sở lý luận để thiết kế tiến trình dạy học theo TCKNNQG. Tư tưởng của thiết kế này được mô tả trực quan dưới đây. Khi thiết kế mơ hình hóa này, tác giả luận án đã kế thừa tư tưởng coi quá trình dạy học là một hệ điều khiển kín của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang (1989) [51]. Sự điều khiển dựa trên thông tin thu được phản hồi từ mối liên hệ ngược ngồi “trị – thầy” và mối liên hệ ngược trong “trò – trò”. Tác giả luận án cũng học hỏi ý tưởng của tác giả Nguyễn Xuân Lạc nghiên cứu quá trình dạy học đồng thời theo 3 cách tiếp cận: Tiếp cận điều khiển học, tiếp cận sư phạm tương tác và tiếp cận cơng nghệ [41]. Trong mơ hình này tác giả cũng đã trình bày một vài điểm theo quan điểm của mình cho phù hợp với tư tưởng của dạy học theo TCKNNQG (hình 1-1).
Nhà trường thiết kế mục tiêu dạy học (MTDH) dựa trên mục tiêu chiến lược của Nhà nước, thông tin cần thiết và sự cộng tác từ các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội, phù hợp với các sự vật hiện tượng và qui luật của tự nhiên. MTDH phản ánh đầy đủ các TCKNNQG. Người dạy (ND) và người học (NH) thường xuyên phải lấy MTDH làm điểm xuất phát cho mọi hoạt động của mình và đối chiếu kết quả học đạt được với MTDH để có sự điều chỉnh sự dạy và sự học cần thiết.
Hình 1-1. Mơ hình q trình dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác
Ta biết rằng, bất kỳ một giáo viên nào khi thực hiện một hoạt động dạy học muốn có hiệu quả tốt phải có một tư duy sư phạm vững vàng. Trên cơ sở phương pháp tư duy sư phạm đó giáo viên mới có thể đưa ra các tác động sư phạm đúng đắn điều khiển hoạt động học, giúp người học đạt được mục tiêu học. Hệ dạy học theo tiếp cận tiêu chuẩn KNNQG dựa trên tư tưởng của phương pháp sư phạm tương tác (PPSPTT) do Demmone và Roy khởi xướng, và sự tương tác được thực hiện thông qua các hoạt động điều khiển và tự điều khiển. Theo phương pháp SPTT, bất kỳ quá trình dạy học nào cũng tồn tại nhiều tác nhân khác nhau tham gia vào quá trình này. Phương pháp SPTT qui về ba tác nhân chính, đó là người học (NH), người dạy (ND) và môi trường (MT). Người học là tác nhân chính, tác nhân trung tâm của q trình dạy học. Chức năng chính của người học là học, là chiếm lĩnh kiến tạo tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm và tích lũy chúng để tồn tại và phát triển. Người học có mục tiêu riêng,
ND NH Kết quả học Mục tiêu DH (TCKNN QG) Môi trường
Nhà trường Xã hội Tự nhiên - MT DH - ND- CTDH - CSVC phục vụ dạy học - Quản lý Nhà nước, cơ quan, đoàn thể, gia đình, kinh tế, truyền thống, cơng ty… Các hiện tượng và sự vật thế giới tự nhiên Công nghệ sư phạm MTDH NDDH PPD PPH
phương pháp học riêng và hoạt động học này mang tính tích cực, chủ động, tự giác và tự lực với sự giúp đỡ cần thiết của người dạy để đạt tới mục tiêu của việc học. Người dạy là tác nhân quan trọng, giúp người học bằng các hoạt động điều khiển thông qua các tác động sư phạm nhằm chỉ cho họ cái đích cần đạt tới, giúp đỡ, khuyến khích tạo hứng thú cho người học. Có thể nói chức năng của người dạy là làm nảy sinh tri thức, kỹ năng ở người học theo cách của người giúp đỡ, điều khiển việc học và dừng lại ngay khi không cần nữa. Môi trường là tác nhân gồm tất cả những gì tồn tại và ảnh hưởng tới quá trình dạy học. Khái niệm môi trường ở đây gồm môi trường nhà trường, nơi tổ chức và trực tiếp diễn ra q trình dạy học (nơi cung cấp thơng tin về mục tiêu, nội dung và chương trình dạy học, cơ sở vật chất, quản lý…); môi trường tự nhiên (các hiện tượng, sự vật của thế giới tự nhiên…); môi trường xã hội (gia đình và xã hội, các cơ quan, đồn thể, phong tục tập qn, văn hóa, thị trường lao động, xí nghiệp, doanh nghiệp…).
Ba tác nhân trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau làm cho quá trình dạy học trở nên phong phú, phức tạp nhưng điều khiển được.
Trong mối quan hệ trên, mối quan hệ NH – ND là mối quan hệ cơ bản, mối quan hệ chính diễn ra dưới ảnh hưởng của mơi trường. Người học kiến tạo, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động bằng phương pháp học riêng của mình, bằng các hoạt động tự giác, tích cực, tự lực và chủ động. Trong quá trình hoạt động học, người học liên tục truyền thông tin ngược thông qua kết quả học (phản hồi) tới người dạy. Nhờ vậy người dạy có thể điều chỉnh hoạt động giúp đỡ hợp lý bằng cách đưa ra các tác động sư phạm hợp lý để điều khiển hoạt động học hướng tới mục tiêu học. Người dạy bằng phương pháp sư phạm của mình gợi cho người học phương pháp học hiệu quả, mục tiêu/kết quả cần đạt tới, gợi ý các phương tiện cần sử dụng, nơi tìm kiếm thông tin phục vụ
cho việc giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề… Đó là các tác động sư phạm đưa ra đúng lúc, đúng chỗ và hợp lý để điều khiển người học. Ngoài tác động điều khiển của người dạy, người học cũng tự điều khiển hoạt động học của mình thơng qua các thơng tin phản hồi từ kết quả học (liên hệ ngược trong). Như vậy người học chịu sự điều khiển của người dạy vừa tự điều khiển/điều chỉnh giúp cho sự học đạt kết quả tốt nhất.
Trong mối quan hệ trung tâm ND/ hoạt động dạy – NH/ hoạt động học có mâu thuẫn biện chứng giữa vai trị lãnh đạo/điều khiển của ND/ hoạt động dạy với vai trị chủ động, tích cực, tự giác và tự lực của NH/ hoạt động học. Bằng cách vận dụng đúng đắn PPSPTT người dạy có thể giải quyết tốt mâu thuẫn biện chứng này và chỉ có thể giải quyết tốt mâu thuẫn này mới giúp cho sự học phát triển. Mâu thuẫn này tạo ra động lực cho sự dạy học.
Mơi trường có tác động ảnh hưởng quan trọng tới quá trình dạy học, cả ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực (ảnh hưởng không mong muốn). phương pháp SPTT khuyến cáo người dạy phải biết khai thác, tận dụng các ảnh hưởng tích cực của mơi trường để làm cho q trình dạy học tốt hơn. Với các ảnh hưởng tiêu cực, cả người dạy và người học phản ứng lại bằng cách thay đổi mơi trường (nếu có thể thay đổi được, chẳng hạn có thể thay đổi mơi trường học thực hành nghề với cơ sở vật chất thiếu, lạc hậu bằng cách đưa người học thực hành nghề tại các cơ sở sản xuất); hoặc tìm cách thích nghi với mơi trường, tự cải tạo môi trường học… Trong mối quan hệ của hoạt động dạy học (dạy và học) với môi trường cũng tồn tại mâu thuẫn biện chứng giữa yêu cầu cao về chất lượng dạy học với điều kiện mơi trường dạy học cịn hạn chế. Người dạy phải thường xuyên phát hiện mâu thuẫn này để giải quyết, coi mâu thuẫn này là động lực để phát triển chất lượng dạy học. Chẳng hạn, mâu thuẫn giữa mục tiêu và nội dung chương trình dạy học với yêu cầu đáp ứng thực tiễn mới về công nghệ và kỹ thuật làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản phẩm đào tạo. Giải
quyết mâu thuẫn này – thiết kế lại mục tiêu đào tạo nghề để đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn hành nghề (chẳng hạn thiết kế lại mục tiêu đào tạo nghề theo các TCKNNQG). Trên cơ sở đó thiết kế lại nội dung, chương trình theo u cầu thực tiễn và chỉ có như vậy thì sản phẩm đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu của thực tế.