Số TT
Tình trạng xây dựng, sử dụng chương trình đào tạo Số trường
Tỉ lệ
1 Sử dụng chương trình có sẵn 7 25,93%
2 Chương trình do trường xây dựng 15 55,56%
3 Chương trình hợp tác liên kết với nước ngoài hoặc doanh nghiệp
4 14,81%
4 Chương trình khác chiếm 1 3,70%
Việc xây dựng chương trình đào tạo bám theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (chuẩn đầu ra) có 70,37% (19/27 trường CĐ, CĐN) thực hiện theo hình thức chọn lọc một số nội dung tiêu chuẩn lồng ghép vào phần mục tiêu đào tạo trong kết cấu chương trình đào tạo, chưa thật sự căn cứ vào TCKNNQG để xác định chuẩn đầu ra của nghề đào tạo.
1.4.2.1. Thực trạng về mục tiêu, nội dung của chương trình nhà trường đang sử dụng sử dụng
Để đánh giá cụ thể hơn về thực trạng mục tiêu, nội dung của chương trình nhà trường đang sử dụng, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát giáo viên và sinh viên, học sinh ở 27 trường cao đẳng, cao đẳng nghề tập trung vào những nội dung sau:
- Mục tiêu đào tạo có được soạn thảo theo định hướng TCKNNQG; - Mục tiêu của chương trình hiện hành có phản ánh được các TCKNNQG;
- Về chương trình hiện hành của trường có được xây dựng theo định hướng TCKNNQG;
- Về giáo trình các mơ đun, mơn học trong chương trình đào tạo có đáp ứng tiêu chí thực hiện cơng việc trong TCKNNQG. (Phụ lục 6 – Phiếu khảo sát Thực trạng về mục tiêu, nội dung của chương trình các trường đang sử dụng)
Kết quả khảo sát theo bảng 1-2
Bảng 1-2: Thực trạng về mục tiêu, nội dung của chương trình các trường đang sử dụng.
Stt Nội dung hỏi ý kiến
Tổng số phiếu xin ý kiến Trả lời Có Khơng
1. Mục tiêu đào tạo có được soạn thảo theo định hướng TCKNNQG không?
27 5 22
2. Mục tiêu của chương trình hiện hành có phản ánh được các TCKNNQG không?
27 19 8
3. Về chương trình hiện hành của Trường: + Có tính hiện đại, khả thi hay khơng
+ Có được xây dựng theo định hướng TCKNNQG khơng?
+ Có được xây dựng theo tín chỉ khơng? + Có đáp ứng được yêu cầu phát triển KT, XH của Việt Nam hay không?
+ Nội dung các mơn học có phù hợp với mục tiêu của chương trình đào tạo khơng?
+ Thời lượng các mơn học có phù hợp không? + Tỷ lệ về lý thuyết và thực hành có hợp lý khơng? 27 18 5 0 19 27 27 27 9 22 27 8 0 0 0
4 Về giáo trình các mô đun, môn học trong chương trình đào tạo:
+ Giáo trình của trường có thường xuyên cập nhật nội dung mới theo thực tế công nghệ sản xuất khơng?
+ Khi biên soạn giáo trình có tham khảo ý kiến của doanh nghiệp không?
+ Nội dung của giáo trình có đáp ứng được mục tiêu của chương trình đào tạo khơng? + Nội dung của giáo trình có đáp ứng tiêu chí thực hiện công việc trong TC KNNQG không? 27 9 9 20 7 18 18 7 20
Nhận xét: Trong tổng số 27 trường tham gia khảo sát, có 5 trường cao đẳng nghề có đào tạo nghề trọng điểm các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Kết quả khảo sát cho thấy, các trường đã thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề và có đào tạo các nghề trọng điểm thì các chương trình đào tạo có biên soạn mục tiêu đào tạo theo định hướng TCKNNQG; Về giáo trình các mơ đun, mơn học trong chương trình đào tạo có đáp ứng tiêu chí thực hiện cơng việc trong TCKNNQG và có tham khảo ý kiến của doanh nghiệp. Số còn lại, chương trình đào tạo nghề của các trường về cơ bản là giống nhau theo chương trình khung của Bộ ban hành và giữ ổn định trong nhiều năm; ít có sự bổ sung, điều chỉnh. Điều này cho thấy sự cứng nhắc trong xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; thiếu tính linh hoạt, cập nhật cái mới đang thường xuyên diễn ra trong thực tiễn sản xuất, chưa bám sát thực tế doanh nghiệp.
1.4.2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy nghề của các trường được khảo sát
Về đánh giá trình độ giáo viên, giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay, có 18/27 (66,67%) cơ sở được khảo sát cho biết trình độ của giáo viên, giảng viên hồn tồn đáp ứng được nhu cầu đào tạo; cịn lại 9/27 (33,33%) cơ sở đánh giá trình độ của giáo viên, giảng viên đáp ứng được trên 70% nhu cầu đào tạo; 24/27 (88,89%) cơ sở đánh giá giáo viên có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp; 25/27 (92,59%) cơ sở đánh giá giáo viên đảm bảo năng lực chuyên môn (kỹ năng nghề); 22/27 (81,48%) cơ sở đánh giá giáo viên đảm bảo năng lực sư phạm nghề; 21/27 (77,78%) cơ sở đánh giá giáo viên có năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.
Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1-3: Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu đào tạo của đội ngũ giáo viên, giảng viên
TT Tiêu chí Số cơ sở đánh giá
Tỉ lệ %
1 Trình độ đào tạo: Đại học trở lên
Hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu đào tạo 18/27 66,67 Đáp ứng được trên 70% nhu cầu đào tạo 7/27 33,33 2 Đạo đức, tác phong nghề nghiệp 24/27 88,89 3 Năng lực chuyên môn (kỹ năng nghề) 27/27 92,59
4 Năng lực sư phạm nghề 22/27 81,48
5 Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên
cứu khoa học 21/27 77,78
Điều này cho thấy năng lực của đội ngũ giáo viên, giảng viên tại các trường cao đẳng, cao đẳng nghề trong phạm vi khảo sát là khá tốt, tuy nhiên vẫn cần có các chính sách bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho lực lượng này nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng giáo viên trong tương lai.