1.3.2.1. Dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Dạy học theo TCKNNQG là một quá trình dạy nghề lấy các TCKNNQG làm mục tiêu mà SV cần phải chiếm lĩnh khi kết thúc khóa học. Dạy học theo TCKNNQG là một quan điểm, một phương pháp luận dạy học hay một cách tiếp cận trong nghiên cứu đào tạo nghề. Điểm khác của dạy học theo TCKNNQG so với dạy học truyền thống ở các vấn đề dưới đây:
- Về xây dựng mục tiêu dạy học: thay đổi cách xác định bằng cách cụ thể hóa TCKNNQG cho mỗi mơn học, bài học chủ đề và mô tả mục tiêu dạy học theo yêu cầu phải cụ thể, tường minh để có thể đo đếm được, đánh giá được và quan sát được. Trong mơ hình dạy học này, mục tiêu của mỗi bài dạy, chủ đề, chương, môn học hay chương trình đào tạo chính là sự cụ thể hóa các TCKNNQG thành các chuẩn đầu ra mà sinh viên cần phải đạt được. Như vậy, các TCKNNQG vừa là điểm xuất phát vừa là đích mà chương trình dạy học hướng tới.
- Thiết kế nội dung, chương trình nghề nhất quán với chuẩn đầu ra là các TCKNNQG. Xuất phát từ yêu cầu hình thành các năng lực nghề (thể hiện trong các TCKNNQG) để lựa chọn nội dung dạy học theo nguyên tắc cơ bản, hiện đại và gắn bó thiết thực với nghề đào tạo. Chương trình đào tạo được thiết kế theo nguyên lý học đi đơi với hành, trong đó ưu tiên thực hành nghề. Chương trình chỉ qui định các nội dung chính, khơng qui định chi tiết. Vì vậy giáo viên sẽ lựa chọn nội dung chi tiết, cập nhật các kiến thức phù hợp với thành tựu mới
của kỹ thuật và cơng nghệ. Chương trình này được thiết kế theo cách tiếp cận kết quả đầu ra (chuẩn đầu ra).
- Đổi mới cách dạy, cách học: Dạy cách học, cách nghiên cứu, dạy phương pháp tìm kiếm và xử lý thơng tin, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề nghề nghiệp, dạy cách vận dụng kiến thức, kỹ năng thay cho cách dạy theo khối lượng kiến thức, dạy theo cách truyền đạt. Để đạt các mục đích này, một trong các cách làm có hiệu quả là thiết kế tiến trình dạy học, trong đó các tương tác giữa ba nhân tố chính của q trình dạy học thực sự và có hiệu quả sư phạm. Các tương tác này có mối liên hệ biện chứng, có mối liên hệ nhân quả và có cùng mục đích, trong đó tương tác của người học là quan trọng nhất và mang tính tích cực, chủ động và tự lực. Việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học dựa vào chức năng và mục đích của các nhân tố chính này. Người học tương tác với mơi trường để nắm vững mục tiêu học, hồn thiện phương pháp học, nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp tìm kiếm và xử lý thông tin… để chủ động và tự lực chiếm lĩnh các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, cũng là mục tiêu học. Chức năng của người dạy là đồng hành và trợ giúp người học, điều khiển người học hướng tới mục tiêu dạy học – các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Đây cũng là mục đích của việc học. Người dạy tương tác với môi trường là nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực của nó và hạn chế hoặc cải thiện hoặc thích nghi với các ảnh hưởng tiêu cực của nó. Mơi trường có tác động tới cả người học và người dạy (cả tác động tích cực và tiêu cực).
- Về kiểm tra đánh giá: trong dạy học theo TCKNNQG thực hiện đánh giá theo tiêu chí và đánh giá quá trình. Đánh giá theo khối lượng kiến thức tích lũy của người học, đánh giá nhằm phân loại người học là khơng phù hợp với mơ hình dạy học này. Trong dạy học theo TCKNNQG đề cao tình huống cơng việc thực tế của nghề và địi hỏi người học phải vận dụng các kỹ thuật, kỹ năng,
tiến độ để giải quyết. Coi trọng đánh giá năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề nghề nghiệp.
Dạy học theo TCKNNQG trong luận án này được hiểu là một quan điểm dạy học hay một phương pháp luận dạy học với ý tưởng là coi các TCKNNQG là các mục tiêu cụ thể, là cái đích mà người học phải hiểu được, phải tự mình chiếm lĩnh được sau một khóa học với sự giúp đỡ của người dạy. Ý tưởng của quan điểm dạy học này là vận dụng phương pháp sư phạm tương tác, giữa các tác nhân tham gia vào quá trình dạy học về 3 tác nhân chính là người học, người dạy và mơi trường. Trên cơ sở đó thiết kế hoạt động dạy học dựa trên mối quan hệ biện chứng với sự tương tác của 3 tác nhân chính này để điều khiển hoạt động của nhân vật trung tâm của quá trình dạy học – người học hướng tới các TCKNNQG cũng là mục tiêu của việc học để chiếm lĩnh chúng. Người dạy tương tác với người học thông qua các tác động sư phạm để điều khiển hoạt động học đạt tới mục tiêu học. Trong quá trình vận hành này cả người học và người dạy đều tương tác với môi trường.
1.3.2.2. Cấu trúc của dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Cấu trúc của DH theo TCKNNQG bao gồm các thành phần như: bộ các TCKNNQG; mục tiêu dạy học; nội dung chương trình dạy học; PPDH – PTDH; hình thức DH; đánh giá việc học và cơ sở vật chất (thuộc phương tiện dạy học) cho DH. Các thành phần này đều có liên hệ biện chứng với nhau, trong đó thành phần các TCKNNQG là trung tâm, chi phối tất cả các thành phần khác. Nó là điểm xuất phát và cũng là đích đến (đầu ra) của q trình dạy học, có thể mơ hình hóa mối quan hệ này trong Cấu trúc của DH theo TCKNNQG (hình 1-2). Các thành phần khác của QTDH cũng tương tác với nhau thông qua tương tác của 3 nhân tố chính của QTDH (ND – NH – Môi trường DH). Cấu trúc của DH theo TCKNNQG cũng là tiến trình thực hiện các cơng việc để triển khai DH một nghề theo TCKNNQG. Tiến trình này có thể mơ tả như sau:
Hình 1-2. Cấu trúc của dạy học theo TCKNNQG
Xây dựng TCKNNQG cho nghề đào tạo → Xây dựng mục tiêu DH của nghề đáp ứng TCKNNQG → Thiết kế nội dung, chương trình DH đáp ứng mục tiêu của nghề → Lựa chọn, đổi mới PPDH – PTDH, hình thức DH, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng việc dạy và học các TCKNNQG/MTDH của nghề.
Các công đoạn xây dựng và ban hành TCKNNQG và thiết kế mục tiêu chương trình, nội dung và khung chương trình đào tạo nghề đáp ứng TCKNNQG là do Bộ chủ quản tổ chức thực hiện. Các cơng đoạn cịn lại là do cơ sở đào tạo nghề tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện. Đề tài nghiên cứu này thuộc giai đoạn sau của quá trình trên, nghĩa là chỉ tiến hành nghiên cứu đổi mới PPDH, hình thức DH môn học đáp ứng TCKNNQG.
1.3.2.3. Các đặc điểm của dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Học đi đơi với hành (hành/làm là chính) là đặc trưng quan trọng của dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Trong thiết kế các hoạt động
Mục tiêu dạy học Chương trình, nội dung dạy học TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Phương pháp DH – Phương tiện DH Hình thức dạy học Đánh giá học tập
dạy học, hoạt động học phải được thiết kế theo nguyên tắc sư phạm tương tác dựa trên thực tiễn nghề nghiệp vì rằng khi tham gia vào thị trường lao động người học phải chứng minh được năng lực nghề của mình bằng các hoạt động nghề cụ thể. Vì vậy mỗi hoạt động học đưa ra phải được nghiên cứu kỹ để đảm bảo bao hàm được tất cả các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ qui định trong năng lực nghề. Các kiến thức lý thuyết nghề đưa ra trong chương trình phải góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp để chiếm lĩnh một hoặc nhiều thành phần của năng lực nghề, khơng có các kiến thức “câm” trong chương trình (các kiến thức mà người học khơng bao giờ dùng đến mặc dù nó có tính khoa học trong logic của kiến thức cần dạy). Theo dạy học truyền thống, người ta thường tập hợp những khái niệm, lý thuyết theo logic khoa học thành nội dung của một môn học tạo thành nội dung dạy học để giảng dạy. Nhưng ở đây người ta sẽ làm khác, lựa chọn những kiến thức cơ bản, cần thiết cho việc nắm vững một hay một số năng lực nghề và đưa chúng vào các hoạt động học tập. Chương trình dạy học chỉ qui định những nội dung chính, cơ bản cịn việc lựa chọn các nội dung chi tiết sẽ do người dạy lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm của nghề và tính khu vực.
2. Sự học thường đặt trong các tình huống nghề nghiệp thực tiễn. Trong dạy học (theo TCKNNQG), việc học để chiếm lĩnh các năng lực nghề (là tổ hợp một số tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia) chỉ có thể được thực hiện trong các tình huống thực tế nghề thì mới có hiệu quả mong muốn. Các tình huống này bao hàm cả các tình huống thực và tình huống giả định có ý nghĩa thực tế. Người học phải biết sử dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng thái độ chiếm lĩnh được trong học tập để giải quyết nhiệm vụ thực tế trong nghề nghiệp. Có như vậy hoạt động học mới đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường lao động. Điều này giải thích tại sao cần có sự tham gia của các bên, nhất là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm vào quá trình thiết kế và triển khai đào tạo nghề theo tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Cần nhấn mạnh rằng, nắm vững các kiến thức,
kỹ năng nghề quốc gia đơn lẻ chưa đủ để có năng lực nghề, mà các kiến thức, kỹ năng, thái độ này phải được tích hợp lại nhuần nhuyễn khơng tách rời để thực hiện trọn vẹn các nhiệm vụ, công việc của nghề theo tiêu chuẩn của thị trường lao động đặt ra mới được coi là có năng lực nghề. Vì vậy, sự học/sự dạy học nghề (theo TCKNNQG) phải đặt trong các tình huống nghề nghiệp thực tiễn.
3. Trong dạy học (theo TCKNNQG), mối quan hệ và tác động qua lại giữa môi trường và các hoạt động dạy và học có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng học. Nó có tác động ảnh hưởng tới q trình dạy học, có ảnh hưởng tích cực, có ảnh hưởng tiêu cực. Các ảnh hưởng tích cực giúp cho q trình dạy học phát triển tốt, người dạy và người học cần tận dụng, khai thác. Những ảnh hưởng tiêu cực người dạy và người học cần biết cách biến đổi nó (nếu có thể) hoặc tìm biện pháp thích nghi với nó. Trong các thành phần của mơi trường thì nhà trường là rất quan trọng và là một yếu tố có tầm ảnh hưởng quyết định tới chất lượng dạy học. Chẳng hạn phương tiện thực hành nghề chưa đáp ứng được yêu cầu DH theo TCKNNQG ta có thể khắc phục bằng cách kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như đưa SV đến tham quan tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ, quay video hoạt động của người lao động nghề tại các xí nghiệp để mơ tả, minh họa khi dạy SV, thiết kế các mơ hình thực hành ảo để SV thực tập. Điều này có nghĩa là trong DH theo TCKNNQG, môi trường thực tế, nơi SV sẽ làm việc sau đào tạo phải được quan tâm đặc biệt. Mặt khác, nhà trường có thể thu thơng tin phản hồi từ môi trường xã hội về công tác đào tạo của trường bằng cách định kỳ thăm dò ý kiến của xã hội, của các bên liên quan, phụ huynh học sinh, cơ sở sử dụng lao động do trường đào tạo ra, các SV cũ của trường đang tham gia lao động tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ…
4. Đánh giá kết quả dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là đánh giá năng lực và được thực hiện trong tình huống thực hoặc tương tự với thực tiễn nghề nghiệp. Năng lực là tổ hợp các kỹ năng nghề quốc gia (gồm cả tri thức, kỹ năng, thái độ), nếu chỉ đánh giá kiến thức/nhận thức về nghề thì khơng đủ để đánh giá mức độ làm chủ năng lực nghề của người học. Vì vậy cần coi trọng đánh giá thực hành, nghĩa là đặt người thi vào một tình huống cơng việc thực tế để giải quyết (thường là kỳ thi kết thúc, cấp chứng chỉ). Vì vậy người ra đề phải lựa chọn, xây dựng những tình huống bao hàm được các khía cạnh khác nhau của năng lực và có độ khó đủ để đạt được trình độ năng lực qui định trong chuẩn đầu ra. Yêu cầu của việc đánh giá này dựa trên các tiêu chí/tiêu chuẩn và dựa trên các bằng chứng (do quan sát được, do đánh giá sản phẩm của người học…) và công khai, dân chủ (người học được quyền tranh luận với người đánh giá, đánh giá hiểu kết hợp với làm.