Quy trình dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (Trang 44 - 48)

Quy trình dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia bao gồm 3 giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị gồm: Cụ thể hóa tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của chương trình đào tạo vào mơn học thành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mà sau khi học xong môn học, chủ đề hay các chương của môn học người học phải đạt được. Đây cũng chính là mục tiêu chi tiết (cụ thể) của mơn học hay chương/chủ đề hay bài dạy; Phân tích chương trình mơn học theo mối quan hệ mục đích – nội dung – phương pháp dạy học để lựa chọn nội dung phù hợp và lựa chọn phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu dạy học/tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã cụ thể hóa ở trên; Thiết kế tiến trình dạy học cho mỗi chủ đề hay bài dạy cụ thể (hoặc kế hoạch dạy học mơn học). Giai đoạn thực hiện tiến trình dạy học và giai đoạn tổng kết. Các giai đoạn này được cụ thể hóa thành các bước như sau: (sơ đồ hình 1-3).

Căn cứ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề và căn cứ trên chương trình, nội dung mơn học/học phần/tín chỉ hay mơ-đun để xác định các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mà sau khi học xong môn học người học phải chiếm lĩnh được. Dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia này cũng chính là mục tiêu chi tiết của môn học người dạy sẽ xác định các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cũng là mục tiêu của bài học hay chủ đề. Dưới đây là qui trình dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia dùng cho bài dạy/chủ đề.

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học/chủ đề dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Mục đích của bước này là cơng bố cho người học các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mà họ phải đạt được sau khi học xong bài học/chủ đề. Đây cũng chính là cơ sở để giáo viên (người dạy) lựa chọn và cập nhật nội dung dạy học đáp ứng với TCKNNQG, cũng là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học đáp ứng các TCKNNQG của bài học, đồng thời đây cũng là đích để người học hướng tới.

Bước 2: Phân tích mối liên hệ mục đích dạy học – nội dung/chương trình bài học – phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Mục đích của bước này là để lựa chọn hợp lý nội dung và PPDH đáp ứng các TCKNNQG của bài học/chủ đề.

Trong dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong chương trình dạy học chỉ qui định các nội dung chính yếu, cịn việc lựa chọn các nội dung cụ thể, cập nhật nội dung mới là do người dạy lựa chọn cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể, với vùng miền. Việc làm này còn giúp thuận lợi cho việc xây dựng kịch bản (giáo án) của bài dạy, giúp cho việc chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học và trong nhiều trường hợp giúp cho việc lựa chọn hình thức dạy học hiệu quả.

Hình 1-3. Quy trình dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Ghi chú: Quy trình này đề xuất cho GV chuẩn bị và triển khai một mơn học, một bài học cụ thể. Quy trình này nếu áp dụng cho một nghề thì việc giải thích các bước trong quy trình sẽ ở mức độ rộng hơn.

Xác định mục tiêu

của bài học/chủ đề dựa trên các TCKNNQG

Phân tích các mục tiêu (các TCKNNQG) – Nội dung - PPDH

Thiết kế tiến trình dạy học đáp ứng mục tiêu (các TCKNNQG) của bài học/chủ đề

Thực hiện tiến trình dạy học

Tổng kết và đánh giá bài học Đánh giá Kết quả học so với MTDH (TCKNNQG) của bài học/chủ đề Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Chưa đạt Đạt

Bước 3: Thiết kế tiến trình dạy học chiếm lĩnh tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Mục đích của bước này là thiết kế các hoạt động dạy và hoạt động học (tiến trình dạy học) nhằm giúp người học chiếm lĩnh các mục tiêu đầu ra của bài học/chủ đề tức là các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của bài học/chủ đề. Đây cũng chính là thiết kế kịch bản (giáo án) của giờ học. Kịch bản (tiến trình) này phải đảm bảo tính khoa học và hiệu quả, tức là phải giúp người dạy tổ chức và điều khiển người học bằng hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh được tất cả các mục tiêu của bài dạy/chủ đề. Căn cứ để thiết kế kịch bản/giáo án cho giờ học là kết quả phân tích ở bước 2.

Bước 4: Thực hiện tiến trình dạy học. Mục đích của bước này là đưa thiết kế ở bước 3 vào thực tế dạy học trên lớp nhưng không cứng nhắc, phải có tính linh hoạt của người dạy tùy thuộc điều kiện dạy học, các tình huống cụ thể diễn ra trên lớp. Nguyên tắc của tiến trình này là người học chủ động chiếm lĩnh các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia bằng các hoạt động tự giác, tích cực và tự lực. Người dạy chỉ đóng vai trị hỗ trợ, điều khiển và theo dõi sát các hoạt động học để có sự giúp đỡ kịp thời và dừng lại khi không cần giúp nữa. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Hoạt động giúp đỡ kịp thời (thấy sai sót phải giúp ngay) nhưng khơng làm thay. Trong q trình quan sát, giúp đỡ người học, người dạy cần ghi lại những điểm chưa hợp lý hoặc những điểm cần nhấn mạnh… để điều chỉnh thiết kế ở bước 3 cho các giờ học sau. Bằng cách quan sát nhận xét quá trình học, bằng kiểm tra, tự kiểm tra của người học, người dạy sẽ có thơng tin về sự học – các thông tin ngược. Trên cơ sở đó người dạy có những sửa chữa kịp thời những sai sót của người học ngay trong giờ học thông qua các hoạt động giúp đỡ, gợi ý,… (hoạt động điều khiển) và ghi nhận lại để điều chỉnh bước 3, rút kinh nghiệm cho các giờ dạy sau.

- Nhận xét đánh giá hoạt động học, chỉ ra các hoạt động trọng tâm của bài học và yêu cầu người học củng cố và luyện tập tiếp sau giờ học.

- Củng cố các kiến thức, kỹ năng người học đã chiếm lĩnh trong giờ học bằng cách đàm thoại, nêu tình huống để người học vận dụng kiến thức, kỹ năng này để giải quyết hoặc cho người học trải nghiệm một nội dung nào đó.

- Giao nhiệm vụ cần làm ở nhà: trải nghiệm điều đã học (nếu có thể), đọc thêm tài liệu để hiểu sâu hơn…

Ghi chú:

+ Bước 1, 2, 3 là 3 bước thuộc giai đoạn chuẩn bị do GV thực hiện. + Bước 4 thuộc giai đoạn triển khai do SV thực hiện, GV chỉ đóng vai trị hỗ trợ và điều khiển hoạt động của SV.

+ Bước 5: là giai đoạn kết thúc do cả GV và SV hoạt động phối hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)