) được tính theo cơng thức:
Biểu đồ đường tần suất F
3.2.2. Phương pháp chuyên gia
3.2.2.1. Mục đích sử dụng phương pháp chuyên gia
Mục đích của phương pháp kiểm nghiệm này là xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia về chất lượng nội dung lý luận và các đề xuất biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG, cụ thể là:
a. Đánh giá về tính khoa học, tính khả thi và tính hợp lý của quy trình, ngun tắc, nội dung, đặc điểm đào tạo và phương pháp, công cụ kiểm tra kết quả học tập theo TCKNNQG.
b. Đánh giá về tính hợp lý, tính khả thi và tác dụng của các biện pháp thực hiện đào tạo nghề Cắt gọt kim loại theo TCKNNQG.
c. Đánh giá về bản dự thảo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề của mô đun thực tập tốt nghiệp.
d. Đánh giá việc dạy học mô đun Thực tập tốt nghiệp theo TCKNNQG.
3.2.2.2. Tiến trình của phương pháp chuyên gia
1. Biên soạn tài liệu tóm tắt các vấn đề lý luận và các biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG để các chuyên gia đọc và đánh giá:
- Biên soạn tóm tắt các vấn đề chính: khái niệm chính, các vấn đề lý luận cơ bản về dạy học theo TCKNNQG.
- Tóm tắt các biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG và sự vận dụng quan điểm dạy học này vào dạy mô đun Thực tập tốt nghiệp nghề Cắt gọt kim loại.
2. Biên soạn và gửi phiếu xin ý kiến chuyên gia cùng với tài liệu tóm tắt trên tới các chuyên gia.
3. Nhận phiếu từ các chuyên gia và xử lý kết quả. 4. Phân tích kết quả xin ý kiến chuyên gia
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện phương pháp chuyên gia
Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tổ chức hội thảo; tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp; gởi thư phiếu xin ý kiến (kể cả E-mail) và tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đến các đối tượng là các bên liên quan chính yếu trong hoạt động đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ Cao đẳng, bao gồm 4 nhóm:
+ Nhóm chuyên gia: Là các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
+ Nhóm giảng viên: là các giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, có thâm niên công tác tối thiểu 10 năm của các trường cao đẳng, trung cấp có đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng.
+ Nhóm doanh nghiệp: là các giám đốc, các trưởng phòng kỹ thuật trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí cơ khí.
+ Nhóm cựu sinh viên: Là những cựu sinh viên nhóm ngành/nghề thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo trình độ cao đẳng, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 2 năm tại doanh nghiệp.
Để xin ý kiến chuyên gia, tác giả đã biên soạn tóm tắc các vấn đề cần xin ý kiến gửi kèm theo phiếu “Phiếu xin ý kiến chuyên gia” (Phụ lục 10). Căn cứ kết quả đánh giá của các chuyên gia, đề tài sẽ tiếp thu và bổ sung, điều chỉnh các nội dung đã đề xuất cho hoàn thiện hơn.
- Tổng số chuyên gia xin ý kiến là 46 người; trong đó: (Phụ lục 5) - Chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp (nhóm chuyên gia) là 16 người; - Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí (nhóm doanh nghiệp) là 10 người;
- Giảng viên ngành cơ khí (nhóm giảng viên) là 10 người;
- Cựu sinh viên ngành cơ khí (nhóm cựu sinh viên) là 10 người. Kết quả xin ý kiến chuyên gia được tổng hợp như sau:
Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả xin ý kiến chuyên gia
Nội dung cần đánh giá Câu trả lời Dưới yêu cầu Đạt yêu cầu Khá Tốt
Nội dung 1: xin quý thầy/cô (ông/bà) đánh giá các vấn đề sau:
- Ý tưởng nghiên cứu dạy học theo TCKNNQG trong dạy nghề
6 40
- Ý nghĩa khoa học của luận án 3 43
- Ý nghĩa thực tiễn của luận án 2 44
Nội dung 2: về cơ sở lý luận của dạy học theo TCKNNQG
- Nội dung của quan điểm dạy học theo TCKNNQG (Khái niệm, tiến trình, đặc điểm...)
11 35
- Quy trình dạy học theo TCKNNQG 7 39
Nội dung 3: cơ sở thực tiễn của dạy học theo TCKNNQG
- Thu thập, xử lý thông tin và kết quả về thực trạng đào tạo nghề ở một số trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2 14 30
Nội dung 4: đánh giá các biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG
- Về tính khoa học 6 40
- Về tính khả thi 3 43
- Về tính hiệu quả đối với dạy nghề 8 38
Nội dung 5: đánh giá chung về chất lượng của các kết quả luận án đạt được
5 41
a. Phân tích định tính
Thơng qua phiếu xin ý kiến và trao đổi trực tiếp thăm dò ý kiến các đối tượng khảo sát cho thấy, hầu hết đều đánh giá từ khá, tốt đối với các nội dung xin ý kiến về quan điểm dạy học theo TCKNNQG. Cụ thể như sau:
- Về ý tưởng nghiên cứu dạy học theo TCKNNQG trong dạy nghề và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đa số những người được xin ý kiến đều đánh giá tốt về ý tưởng nghiên cứu dạy học theo TCKNNQG trong dạy nghề và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, có ý nghĩa với thực tế hoạt động đào tạo nghề hiện nay gắn với các TCKNNQG đã được ban hành, trong đó TCKNNQG là yếu tố trung tâm chi phối tất cả các yếu tố khác trong quá trình đào tạo.
- Về cơ sở lý luận của dạy học theo TCKNNQG
Đa số những người được xin ý kiến đều đánh giá tốt với đề xuất của tác giả về nội dung của quan điểm dạy học theo TCKNNQG (Khái niệm, tiến trình, đặc điểm...), quy trình dạy học theo TCKNNQG và để cho các trường tự chủ
xây dựng chương trình đào tạo như quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.
Hầu hết các nhà doanh nghiệp khi trao đổi về chất lượng đào tạo hiện nay đều cho rằng: sinh viên ra trường còn yếu về kỹ năng nghề, thiếu tự tin, yếu về giao tiếp và làm việc việc nhóm … Vì vậy, việc bổ sung các tiêu chí, tiêu chuẩn này vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề là hết sức cần thiết.
- Về cơ sở thực tiễn của dạy học theo TCKNNQG:
Việc thu thập, xử lý thông tin và kết quả về thực trạng đào tạo nghề ở một số trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được đa số các chuyên gia thống nhất với đánh giá của tác giả, đa số các trường chưa ban hành chuẩn đầu ra của trường và do đó cũng chưa xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức dạy học theo TCKNNQG.
- Về các biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG:
Trong tổ chức đào tạo nghề, đa số các chuyên gia đánh giá tốt các biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG, các biện pháp đề xuất đều dựa trên cơ sở lý luận dạy học nên đảm bảo tính khoa học, và có tính khả thi khi áp dụng vào thực tế dạy học theo TCKNNQG, do đó trong lĩnh vực đào tạo nghề sẽ đạt được hiệu quả tốt khi nhà trường quan tâm áp dụng các biện pháp đề xuất.
Việc xây dựng môi trường học tập cho SV trải nghiệm tại trường bằng cách tổ chức xưởng thực tập sản xuất, tạo môi trường học tập như thực tế doanh nghiệp là khả thi và hiệu quả tốt, kết quả đào tạo chắc chắn đạt TCKNNQG, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.
Nếu nhà trường và doanh nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ, cùng tham gia vào quá trình đào tạo thì hình thức đào tạo trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cũng như các kỹ năng mềm khác. Và như vậy, sinh viên tốt nghiệp chắc chắn sẽ đạt TCKNNQG, đáp ứng yêu cầu
doanh nghiệp. Đây là đề xuất rất hợp lý, rất cấp thiết trong hoạt động đào tạo nghề khi chưa có giải pháp vĩ mơ, có tính ràng buộc giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Các chuyên gia đề nghị các trường cần chủ động liên kết với doanh nghiệp tổ chức dạy học trải nghiệm; tất nhiên, phải đảm bảo lợi ích cả 3 bên: nhà trường, doanh nghiệp và người học thì sự liên kết ấy mới bền vững.
Việc đánh giá kết quả đào tạo như thế nào để khẳng định sinh viên ra trường đạt được TCKNNQG được đa số các chuyên gia cho là rất quan trọng, rất cần thiết và hợp lý. Các nội dung kiểm tra cần bao quát để đánh giá được toàn diện năng lực và phẩm chất của sinh viên, các nguồn bằng chứng đa dạng, các phương pháp thực hiện linh hoạt.
- Về đánh giá chung về chất lượng của các kết quả luận án đạt được
Đa số các chuyên gia được xin ý kiến đánh giá từ khá, tốt về chất lượng các nội dung trong luận án, các kết quả luận án đạt được có ý nghĩa về tính khoa học, có tính tế cao trong hoạt động đào tạo nghề.
b. Phân tích định lượng
Đề tài đã tiến hành xin ý kiến của bốn nhóm đối tượng, gồm: Nhóm chuyên gia: 16 người, nhóm giảng viên: 10 người, nhóm doanh nghiệp: 10 người, nhóm cựu sinh viên: 10 người. Tổng số người được khảo sát là 46, (Phụ lục 5 - Danh sách chuyên gia được xin ý kiến).
Có 4 mức đánh giá: Dưới yêu cầu; Đạt yêu cầu; Khá; Tốt
Dựa vào nội dung và số liệu thu thập được từ phiếu xin ý kiến, tác giả đã thống kê ý kiến đánh giá của các chuyên gia được mô tả bằng các bảng dưới đây:
Bảng 3.10 Thống kê đánh giá về Ý tưởng nghiên cứu dạy học theo TCKNNQG trong dạy nghề
Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
6 13,04 40 86,96
Bảng 3.11 Thống kê đánh giá về Ý nghĩa khoa học của luận án
Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
3 6,52 43 93,48
Bảng 3.12 Thống kê đánh giá về Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
2 4,35 44 96,65
Bảng 3.13 Thống kê đánh giá về Nội dung của quan điểm dạy học theo TCKNNQG
Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
11 23,91 35 76,09
Bảng 3.14 Thống kê đánh giá về Quy trình dạy học theo TCKNNQG
Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Bảng 3.15 Thống kê đánh giá về Thu thập, xử lý thông tin và kết quả về thực trạng đào tạo nghề ở một số trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Đạt yêu cầu Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ %
2 4,35 14 30,43 30 65,22
Bảng 3.16 Thống kê đánh giá các biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG: Về tính khoa học
Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
6 13,04 40 86,96
Bảng 3.17 Thống kê đánh giá các biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG: Về tính khả thi
Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
3 6,52 43 98,48
Bảng 3.18 Thống kê đánh giá các biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG: Về tính hiệu quả đối với dạy nghề
Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Bảng 3.19 Thống kê đánh giá chung về chất lượng của các kết quả luận án đạt được
Khá Tốt
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
5 10,87 41 89,13
Nhận xét: Với kết quả trình bày từ bảng 3.10 đến 3.19. Khi được xin ý kiến về ý tưởng nghiên cứu dạy học theo TCKNNQG trong dạy nghề, về ý nghĩa khoa học của luận án, về ý nghĩa thực tiễn của luận án, các chuyên gia đánh giá mức tốt từ 86,96% đến 96,65%. Về cơ sở lý luận của dạy học theo TCKNNQG, các chuyên gia đánh giá mức tốt từ 76,09% đến 84,78%. Về đánh giá các biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG: về tính khoa học, mức khá 13,04%, tốt 86,96%, tính khả thi: mức khá 6,52%, tốt 98,48%, tính hiệu quả đối với dạy nghề: mức khá 17,39%, tốt 82,61%.
Về thu thập, xử lý thông tin và kết quả về thực trạng đào tạo nghề ở một số trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia đánh giá mức đạt yêu cầu 15,22%, mức khá 30,43%, mức tốt 65,22%. Về đánh giá chung về chất lượng của các kết quả luận án đạt được, các chuyên gia đánh giá mức khá 10,87%, tốt 89,13%. Điều này cho thấy đề xuất của tác giả về dạy học nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo TCKNNQG đảm bảo về tính khoa học, tính khả thi và tính hiệu quả đối với dạy nghề được tất cả các chuyên gia đồng ý, với mức đánh giá từ khá đến tốt, cao nhất là tính tính hiệu quả đối với dạy nghề 98,48%.
Kết luận chương 3
Nhằm mục đích kiểm nghiệm cơ sở lý luận và biện pháp tổ chức dạy học nghề Cắt gọt kim loại theo TCKNNQG đã được trình bày trong chương 1 và chương 2. Trong chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thực nghiệm có đối chứng, phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê toán học để tiến hành kiểm nghiệm và xử lý kết quả với đối tượng là SV nghề Cắt gọt kim loại được chia thành 2 lớp học, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Được sự hỗ trợ từ phía giáo viên và SV tham gia thực nghiệm theo đúng trình tự các yêu cầu thực nghiệm, tác giả đã ghi nhận các kết quả tổng hợp để đưa vào luận án; mặt khác luận án cũng tổng hợp được kết quả xin ý kiến chuyên gia là những người tham gia giảng dạy, những cựu SV đi làm, những doanh nghiệp và cán bộ quản lý có kinh nghiệm tổ chức quản lý quá trình đào tạo.
Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm theo phương pháp xin ý kiến chuyên gia và thực nghiệm cho thấy, những đề xuất của đề tài đã được các chuyên gia thống nhất cao. Có thể nói rằng, đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo TCKNNQG có tác động tích cực, khẳng định những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đạt được sau khi hồn thành chương trình đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu hành nghề của người học.
Hiện nay, nhu cầu đổi mới cách tiếp cận trong giáo dục nghề nghiệp, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là yêu cầu cần thiết và cấp thiết. Trong đó, dạy học nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề nói chung và dạy học nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo TCKNNQG nói riêng sẽ đào tạo ra được những người có chất lượng cao, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu (các tiêu chí, tiêu chuẩn hành nghề) của các doanh nghiệp sử dụng lao động.