III Thái độ nghề nghiệp của sinh viên
3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
và vệ sinh công nghiệp
Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với quy định về an toàn và vệ sinh công nghiệp
3
3.1 Tuân thủ quy định về an
toàn khi sử dụng máy 1
3.2
Đầy đủ bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, giày, kính,…)
1
3.3 Vệ sinh xưởng của cơ sở
đúng quy định 1
Cộng: 10 đ
Các nội dung cơ sở cần trao đổi với sinh viên và giáo viên: …………………………….
Ghi chú:
Ba hoạt động trên đây không nhất thiết phải tiến hành đồng thời. Các nhóm sinh viên sẽ sắp xếp các hoạt động này trong suốt thời gian học mô đun thực tập tốt nghiệp này.
Giáo viên lên kế hoạch các hoạt động này để trao đổi và thống nhất với các cơ sở sản xuất để thực hiện
Kết luận chương 2
Trên cơ sở lý luận về đào tạo nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã trình bày ở chương I, tác giả đã vận dụng để thiết kế hoạt động tổ chức dạy học nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng phản ánh đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà sinh viên cần đạt được khi kết thúc chương trình đào tạo.
Luận án đã trình bày một số biện pháp triển khai dạy học các mô đun/môn học của nghề Cắt gọt kim loại trình độ Cao đẳng theo TCKNNQG, trong đó việc xác định mục tiêu của mơn học/mô đun hay chủ đề, bài dạy trong dạy nghề Cắt gọt kim loại theo TCKNNQG có ý nghĩa quan trọng nhất, chi phối các biện pháp khác vì vậy tác giả đã đưa ra được cơ sở xác định mục tiêu, qui trình xác định mục tiêu và ví dụ cụ thể cho việc xác định mục tiêu của mơ đun, của bài dạy có thể áp dụng cho các mô đun, môn học khác của nghề Cắt gọt kim loại và tham khảo tốt cho các mơ đun mơn học của nhóm nghề thuộc lĩnh vực cơ khí; ngồi ra tác giả cũng đã đề xuất thêm các biện pháp như sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để tăng tính chủ động, tự lực và tích cực của sinh viên (người học), tổ chức cho SV trải nghiệm tại các cơ sở hành nghề.
Để minh họa cho các biện pháp đề xuất, luận án đã thiết kế 2 bài dạy là bài lập trình Tiện CNC và bài Vận hành máy phay CNC, đây là 2 bài trọng tâm của chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại với máy gia công CNC. Trong đó thiết kế mục tiêu bài dạy theo TCKNNQG, thiết kế tiến trình dạy học, phương pháp giảng dạy, các “Tài liệu học tập E-Learning”, tiêu chí đánh giá kết quả học tập… có thể tham khảo và vận dụng tốt cho các bài dạy tương tự trong lĩnh vực cơ khí nhằm đạt mục tiêu là chiếm lĩnh các kỹ năng nghề theo TCKNNQG.
Chương 3
KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. MỤC ĐÍCH KIỂM NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ
Mục đích của kiểm nghiệm và đánh giá là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học: Nếu thiết kế và triển khai dạy học nghề Cắt gọt kim loại trình độ đẳng theo TCKNNQG một cách khoa học và khả thi thì sẽ giúp cho sinh viên ngay sau khi ra trường có thể làm quen và nhanh chóng làm tốt các nhiệm vụ, các cơng việc của nghề và có tiềm lực phát triển về sau.
Kiểm nghiệm và đánh giá cịn nhằm mục đích kiểm nghiệm ý nghĩa thực tiễn của đề tài; sự cần thiết, tính khả thi và ý nghĩa tác động của các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng nghề theo TCKNNQG đã đề xuất.
3.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ
Để kiểm nghiệm đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã áp dụng hai phương pháp kiểm nghiệm sau:
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp chuyên gia.
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.2.1.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Nội dung thực nghiệm sư phạm thuộc mô đun “Thực tập tốt nghiệp”. Nội dung cụ thể gồm 2 bài dạy thực hành:
Bài thứ nhất: Lập trình tiện CNC, thời gian 250 phút Bài thứ hai: Vận hành máy phay CNC, thời gian 70 phút
Thực nghiệm được tiến hành trong học kỳ II năm học 2016-2017 đối với sinh viên 2 lớp trình độ cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại thuộc khóa 15 của Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
Ở lớp thực nghiệm sử dụng tiến trình dạy học theo TCKNNQG để dạy 2 bài “Vận hành máy phay CNC”, “Lập trình tiện CNC” trong mô đun Thực tập tốt nghiệp tại xưởng cơ khí.
Đối với lớp đối chứng, giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống thông thường.
3.2.1.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm có đối chứng
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (dạy học theo TCKNNQG) do tác giả đề xuất đã trình bày trong chương 2 vào quá trình giảng dạy đối với các lớp thực nghiệm.
- Chuẩn bị giáo án bình thường như các buổi dạy khác và sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, trực quan…) với lớp đối chứng.
- Trao đổi kỹ với giáo viên dạy thực nghiệm về mục tiêu, nội dung và cách làm cũng như trao đổi các ý tưởng thể hiện bài lên lớp.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Tiến hành kiểm tra bằng một số bài tập vận dụng ngay sau giờ học để kiểm tra khả năng hiểu bài nhanh của sinh viên.
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá qua cùng một nội dung với cùng một biểu điểm (một bài kiểm tra chung cho 2 lớp sau khi thực nghiệm).
3.2.1.3. Đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành trong học học kỳ II của năm học 2016 – 2017 với 2 lớp HP 17211CNC10231004 và HP 17211CNC10231005 của Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
- Lớp đối chứng: Sinh viên lớp HP: 17211CNC10231004 - Lớp thực nghiệm: Sinh viên lớp HP: 17211CNC10231005
Danh sách các lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) với số lượng sinh viên tham gia cụ thể như sau: (Phụ lục 9 – Danh sách SV 2 lớp):
Bảng 3.1. Danh sách tổng hợp lớp thực nghiệm và đối chứng
Lớp Đối tượng Ký hiệu Tổng sinh viên
HP 17211CNC10231004 Đối chứng ĐC 30
HP 17211CNC10231005 Thực nghiệm TN 31
3.2.1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm