Thực trạng về dạy nghề cắt gọt kim loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (Trang 64 - 68)

6. Khu vực phục vụ sinh hoạt giải trí

1.4.3. Thực trạng về dạy nghề cắt gọt kim loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

quốc gia

Thực hiện khảo sát các yếu tố của quá trình dạy học nghề Cắt gọt kim loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với đối tượng là trưởng khoa/phó trưởng khoa nghề thuộc lĩnh vực cơ khí có đào tạo nghề Cắt gọt kim loại của phạm vi 27 trường cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc khu vực phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lý luận của việc dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, luận án tập trung khảo sát thực trạng dạy học nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia với các nội dung và kết quả như sau: (Phụ lục 4 – Phiếu khảo sát thực trạng dạy học nghề theo TCKNNQG)

Bảng 1-6. Thực trạng quá trình dạy học nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Số

TT Nội dung khảo sát Đã có/đáp ứng Chưa có/chưa đáp ứng 1 Trường thầy/cơ đã thực hiện đào

tạo nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chưa?

4/54 50/54

2 Theo thầy/cô, chương trình đào

ứng được yêu cầu đào tạo theo tiêu chuẩn KNNQG nghề này chưa?

3 Theo thầy/cô, cơ sở vật chất của trường dùng trong đào tạo nghề cắt gọt kim loại có đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề CGKL không?

32/54 22/54

4 Theo thầy/cô, kết quả đào tạo sinh viên ra trường 3, 4 năm gần đây có đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã ban hành?

20/54 34/54

5 Theo thầy/cơ, các khó khăn hiện nay trong đào tạo nghề cho sinh viên để đạt được chuẩn kỹ năng nghề quốc gia khi ra trường?

- Đa số các ý kiến khảo sát đều cho rằng cịn có những khó khăn sau đây:

+ Về đội ngũ GV vừa thiếu vừa chưa đạt chuẩn, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề: mặc dù các trường đều có thiết bị chính như máy tiện, phay CNC, máy vạn năng nhưng còn lạc hậu so với thực tiễn công nghệ sản xuất, các trường công lập đều đảm bảo cơ sở vật chất như xưởng thực hành, phòng học lý thuyết, dụng cụ cầm tay nhưng chưa đạt chuẩn theo qui định về trường dạy nghề.

+ Về chương trình, giáo trình đào tạo theo chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: nội dung chương trình, giáo trình đều bám theo chương trình khung của Bộ ban hành, nhà trường chỉ được xây dựng thêm 30% nội

dung còn lại nên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu theo yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

+ Về chất lượng đầu vào của người học không đồng đều.

Nhận xét

Trong lĩnh vực dạy nghề, giai đoạn từ năm 2007 (khi chưa có Luật Dạy nghề) trở về trước chỉ có các trường dạy nghề, chương trình đào tạo (dài hạn và ngắn hạn) là “chương trình mơn học” chủ yếu là môn lý thuyết nghề và thực hành nghề, người học được cấp bằng nghề tương đương công nhân kỹ thuật bậc 3/7, chưa có tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Đến năm 2011, các cơ quan có thẩm quyền đã có tổ chức xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, do đó, với thời gian tương đối ngắn nên dạy học nghề Cắt gọt kim loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với trường chưa chuẩn bị để có đủ điều kiện tiếp cận TCKNNQG. Mặt khác các trường còn chủ quan cho rằng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chỉ để áp dụng cho các Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia nhằm “sát hạch” người học sau khi tốt nghiệp để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, vì vậy các trường cũng chưa chú trọng đến việc “nhuyễn” hóa tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia vào mục tiêu đào tạo của nghề để đào tạo sát với yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Kết luận chương 1

Từ việc phân tích những quan niệm, quan điểm về dạy học theo TCKNNQG, luận án đã bổ sung để làm rõ thêm cơ sở lý luận về dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, phân tích và trình bày khái niệm cơng cụ trong luận án như khái niệm TCKNNQG, khái niệm dạy học theo TCKNNQG và các khái niệm liên quan tới các khái niệm công cụ; luận án cũng làm rõ về cấu trúc, đặc điểm, qui trình dạy học theo TCKNNQG, qua đó cũng thấy được điểm khác cơ bản của dạy học theo TCKNNQG với dạy học truyền thống, qua đó đã nêu lên định hướng một số biện pháp/giải pháp dạy học theo TCKNNQG. Q trình dạy học theo TCKNNQG chính là việc vận dụng phương pháp sư phạm tương tác, sự tương tác và quan hệ biện chứng của 3 tác nhân chính là người học, người dạy và mơi trường để điều khiển hoạt động của nhân vật trung tâm của quá trình dạy học – người học hướng tới các TCKNNQG.

Cấu trúc của DH theo TCKNNQG bao gồm các thành phần là bộ các TCKNNQG; mục tiêu dạy học; nội dung chương trình dạy học; PPDH – PTDH; hình thức DH; đánh giá việc học và cơ sở vật chất (thuộc phương tiện dạy học) cho DH. Các thành phần này đều có liên hệ biện chứng với nhau, trong đó thành phần các TCKNNQG là trung tâm, chi phối tất cả các thành phần khác.

Quy trình dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm 5 bước để thiết kết và tổ chức hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học đó là hình thành năng lực cho người học đạt TCKNNQG.

Việc khảo sát thực trạng đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng dưới góc độ dạy học theo TCKNNQG cho thấy vẫn còn một số trường còn lúng túng trong việc áp dụng các TCKNNQG vào quá trình dạy học. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất dạy học theo TCKNNQG sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hành nghề của người học.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)