D Thiết kế chương trình gia cơng NC
b/ Thiết kết TCKNNQG cho các bài trong mô đun thực tập tốt nghiệp
2.2.2. Biện pháp 1: Phối hợp các phương pháp dạy học để tăng tính chủ động, tự lực và tích cực của người học triển khai dạy học theo tiêu chuẩn
động, tự lực và tích cực của người học triển khai dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
2.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Biện pháp này đề xuất cách sử dụng phối hợp các PPDH (đã phân tích ở chương 1) để triển khai dạy học theo tiêu chuẩn KNNQG nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nhiều hơn vào việc học (thao tác, vận dụng kiến thức và đánh giá kết quả học tập). Đồng thời học tích cực cịn dành thời gian cho sinh viên suy xét, lập luận kỹ thuật, thảo luận và phản hồi tức thời về những gì mà người học đang học để tăng tính hiệu quả của các hoạt động điều khiển và tự điều khiển trong quá trình học. Một trong những áp dụng này, tác giả đã công bố trong bài báo số số 8D 2015 của tác giả Bùi Minh Hải – Đỗ Thanh Vân [27] tại hội thảo khoa học quốc gia.
2.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Vận dụng quy trình dạy học theo tiêu chuẩn KNNQG đã đề xuất ở chương 1 (mục 1.3.3), tác giả xin trình bày phương án tổ chức dạy học một số nội dung thuộc mô đun thực tập tốt nghiệp để minh họa.
Bảng 2.4. Kế hoạch dạy học mô đun thực tập tốt nghiệp
Mô đun: Thực tập tốt nghiệp. Thời lượng: 540 giờ
Trong đó: Lý thuyết: 17 giờ; Thực hành: 513 giờ; Số giờ dạy/ngày: 8 giờ Địa điểm: tại xưởng cơ khí thuộc khoa Cơ khí của trường
STT Nội dung mô đun
Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Ngày thứ 1 Những quy định khi đi thực
tập Tốt nghiệp.
4 4
Tuần 1 đến 3 Tiện mặt trụ tròn xoay. 90 2 86 2
Tuần 4 đến 6 Gia cơng mặt phẳng, mặt định hình.
90 2 86 2
Tuần 7 đến 10 Gia công ren. 90 2 86 2
Tuần 11 đến 13 Gia công răng. 90 2 86 2
Tuần 14 đến 16 Gia công CNC. 90 2 86 2
Tuần 17 Kiểm định chất lượng. 26 1 25
Tuần 18 Thiết kế quy trình cơng nghệ gia cơng cơ và truyền động cơ khí.
30 1 29
Tuần 19 Tổ chức sản xuất 30 1 29
Tổng cộng 540 17 513 10
2.2.2.3. Tiến trình bài dạy trong dạy học theo TCKNNQG
Tại mục 2.2.1 đã giải quyết vấn đề xây dựng mục tiêu dạy học của mô đun Thực tập tốt nghiệp (như môn học). Theo quy trình cụ thể hóa mục tiêu dạy học theo tiêu chuẩn KNNQG mô tả ở mục 2.2.1, ở bài này sẽ cụ thể hóa các tiêu chuẩn KNNQG (mục tiêu) của mô đun Thực tập tốt nghiệp vào bài dạy thành mục tiêu dạy học của bài phù hợp với nội dung của bài.
Công việc tiếp theo chuẩn bị cho bài dạy là vận dụng bước 2 và 3 của quy trình dạy học theo tiêu chuẩn KNNQG để thiết kế kịch bản (giáo án) cho bài dạy: dựa trên phân tích mối quan hệ mục tiêu – nội dung – phương pháp dạy học,
phương tiện dạy học để lựa chọn nội dung, phương pháp và phương tiện cho bài dạy.
Kịch bản sẽ mô tả các hoạt động của giáo viên và sinh viên, mối quan hệ của hai hoạt động này, sự tương tác của hai hoạt động này. Vai trò của hoạt động dạy là đặt vấn đề bài dạy, giao nhiệm vụ, thao tác làm mẫu các hoạt động rèn luyện kỹ năng, theo dõi để có được thơng tin phản hồi từ hoạt động của sinh viên, thông tin về sự hiểu và “làm” của sinh viên để có sự giúp đỡ, hỗ trợ cần thiết.
Hoạt động học (sinh viên) là nghe hiểu các nhiệm vụ cần thực hiện để giải quyết các vấn đề của bài học, làm thử theo thao tác mẫu của giáo viên. Sau đó là hoạt động tự giác, tích cực, tự lực (theo hướng dẫn tại phiếu học tập do giáo viên soạn thảo) sinh viên tương tác với giáo viên một cách gián tiếp qua phiếu học tập, tương tác trực tiếp với giáo viên trên lớp hoặc qua máy tính bằng cách đặt câu hỏi hoặc yêu cầu thầy giải thích thêm những chỗ khó hiểu. Tương tác có thể khởi xướng từ thầy hoặc trị.
* Cơng việc tiếp theo là thực hiện kịch bản trên ở lớp (bước 4 của quy trình). Bước này sinh viên hoạt động là chính. Giáo viên theo dõi hoạt động chiếm lĩnh nội dung học, thu các thông tin phản hồi nhờ quan sát cả lớp, từng học sinh và đưa ra các sự trợ giúp cần thiết đối với từng cá nhân hoặc cả lớp. Ví dụ nếu thấy nhiều sinh viên thao tác sai thì giáo viên dừng tiến độ học để làm mẫu lại cho cả lớp hoặc giải thích những chỗ mà nhiều sinh viên lúng túng, không hiểu. Trong phiếu học tập, ở những chỗ cần thiết có thể đưa ra các câu hỏi cho sinh viên tự trả lời để biết được mình hiểu hay chưa, hiểu đúng hay sai để điều chỉnh tiến độ học của mình.
Bước cơng việc này trong tiến trình bài dạy phải được thực hiện rất linh hoạt và phù hợp với diễn biến cụ thể trên lớp để hướng sự học tới đích là mục tiêu chiếm lĩnh KNNQG.
* Tổng kết bài dạy là hoạt động của giáo viên trong việc nhận xét đánh giá hoạt động học, chỉ ra các hoạt động trọng tâm của bài học và yêu cầu người học củng cố và luyện tập tiếp sau giờ học. Củng cố các kiến thức, kỹ năng người học đã chiếm lĩnh trong giờ học bằng cách đàm thoại, nêu tình huống để người học vận dụng kiến thức, kỹ năng này để giải quyết hoặc cho người học trải nghiệm một nội dung nào đó. Giao nhiệm vụ cần làm ở nhà: trải nghiệm điều đã học (nếu có thể), đọc thêm tài liệu để hiểu sâu hơn…
Các bài minh họa dưới đây thuộc nội dung mô đun “Gia công CNC” với các bài: “Lập trình tiện CNC”, “Vận hành máy phay CNC”.