Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong quá trình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 28)

- Phát triển các doanh nghiệp, xí nghiệp sử dụng lao động nông thôn. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp khác ở địa ph−ơng để thu hút lao động.

- Thiết lập một hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho các doanh nghiệp nông thôn.

- Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Khuyến khích ng−ời lao động làm việc tại nhà, tạo tính linh hoạt của thị tr−ờng lao động

- Đào tạo công nhân, nâng cao tay nghề và trình độ quản lý cho ng−ời lao động.

- Thực hiện mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, các trung tâm đào tạo của quốc gia, với các tổ chức công nghiệp chế biến, các hộ nông dân tại các vùng nguyên liệu để ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp lao động đã qua đào tạo nhằm phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, xây dựng công nghiệp nông thôn.

2.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong quá trình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam nghiệp ở Việt Nam

So với nền kinh tế ở trình độ công nghiệp cao nh− Đài Loan hay những n−ớc có nền nông nghiệp phát triển nh− Thái Lan thì mức độ rút lao động khỏi nông thôn của Việt Nam rất đáng lo ngại. Ngay cả Trung Quốc, một n−ớc có số l−ợng dân khổng lồ và chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị rất

cao cũng đang nỗ lực thu hút lao động vào công nghiệp [23]. Triệu chứng tắc nghẽn lao động ở Việt Nam thể hiện một tiến trình phát triển công nghiệp và đô thị không gắn kết với phát triển nông thôn. Kinh tế nông thôn đảm nhận một nhiệm vụ khó khăn là tiếp tục tạo thêm việc làm cho khối l−ợng lao động đang tăng nhanh hàng năm để duy trì sự ổn định xã hội và môi tr−ờng cho đất n−ớc trong một thời gian khá dài [5].

Trong khi các n−ớc đã qua thời điểm lao đông nông nghiệp ngừng tăng về số l−ợng tuyệt đối, thì Việt Nam lao động nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên. Thời điểm mà lao động nông nghiệp giảm về mặt tuyết đối đ−ợc gọi là “điểm ngoặt” [24], lúc đó khu vực nông nghiệp, nông thôn bắt đầu giảm đ−ợc sức ép tình trạng đất chật ng−ời đông, tạo điều kiện tăng năng suất lao động nông nghiệp và tăng thu nhập. Đến đầu những năm 90, trừ Philippin, những n−ớc trong khu vực nh− Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia đều đã giảm lao động nông nghiệp về tuyệt đối. Ngay cả tr−ờng hợp Trung Quốc có xuất phát điểm thấp cũng đạt tới “điểm ngoặt” kể từ năm 2000. Suốt những năm của thập kỷ 80 đến những năm 90 lao động nông nghiệp Trung Quốc luôn tăng từ mức 300 triệu lên dến 333 triệu, kể từ năm 2000 bắt đầu giảm xuống còn 320 triệu. L−u ý rằng Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam có cùng xuất phát điểm về tỷ lệ lao động nông nghiệp của nền kinh tế những năm đầu thập kỷ 80. Nếu lấy những năm 80 làm mốc thì Thái Lan mất một thập kỷ để đạt đ−ợc điểm “b−ớc ngoặt” lực l−ợng lao động trong nông nghiệp giảm; trong khi đó Việt Nam hơn hai thập kỷ ch−a làm đ−ợc điều này [5].

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng, một l−ợng lớn đất nông nghiệp đã đ−ợc chuyển đổi mục đích sử dụng trong giai đoạn 2000 - 2004, bao gồm: Xây dựng các khu công nghiệp; khu chế xuất gần 22.000 ha; xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ gần 35.000 ha; xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị gần 100.000 ha. Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích thu hồi lớn nhất (chiếm 50% diện tích); diện tích các khu công nghiệp thuộc

kinh tế phía Nam chiếm 62,5% diện tích khu công nghiệp cả n−ớc và 73,2% tổng diện tích khu công nghiệp của cả ba vùng kinh tế trọng điểm (không kể diện tích khu công nghiệp Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi 10.300 ha và khu kinh tế mở Chu Lai 4.000ha). Qua khảo sát tại một số địa ph−ơng, việc thu hồi đất phần lớn tập trung vào đất canh tác nông nghiệp và khu đông dân c−. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ chiếm diện tích nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh (khoảng 1 - 2%) nh−ng lại tập trung vào một số xã, có xã thu hồi 70 - 80%. Theo kế hoạch những năm tới nhiều xã có thể có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi 100%, kéo theo nhiều hộ bị thu hồi 100% đất canh tác. Những địa ph−ơng có diện tích thu hồi lớn nh− Hà Nội (5.496 ha), Thành phố Hồ Chí Minh (4.000 ha), Hải phòng (4.126 ha), Bắc Ninh (3.800 ha); Bình D−ơng (3.500 ha); Đồng Nai (2.500 ha); Vĩnh Phúc (1.200 ha); H−ng Yên (1.049 ha). Những hộ có diện tích đất thu hồi từ 50% trở lên chiếm 70% (trong đó số hộ bị thu hồi trên 70% chiếm tới 3/4 tổng số hộ bị thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất trở lên) [8].

Diện tích đất bị thu hồi tăng nhanh, tập trung vào một số xã. Ngay sau khi thu hồi đất, lao động mất hoặc thiếu việc làm tăng lên, trong khi dự án phát triển công nghiệp đòi hỏi phải có thời gian mới thu hút đ−ợc lao động (ch−a kể các “Dự án treo”). Chính vì vậy việc làm ở khu vực này trở nên bức xúc. Trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có tới 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm. Các tỉnh có nhiều lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất nhất nh− Hà Nam có 12.360 ng−ời không có việc làm; Hải Phòng 13.274 ng−ời; Hải D−ơng 11.964 ng−ời; Bắc Ninh 2.222 ng−ời; Tiền Giang 1.459 ng−ời; Quảng Ninh 997 ng−ời (tính đến tháng 12/2004) [8].

Tr−ớc thực trạng này, trong những năm qua Trung −ơng và địa ph−ơng đã ban hành và thực hiện một số chính sách hỗ trợ khác nhau nhằm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ng−ời lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

Kết quả đạt đ−ợc:

Từ năm 2004 trở về tr−ớc, thực hiện theo nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của chính phủ quy định việc hỗ trợ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất đã đ−ợc hỗ trợ trực tiếp kinh phí đào tạo để chuyển nghề. Nhiều địa ph−ơng đã thực hiện tốt nh− Đà Nẵng hỗ trợ 4 triệu đồng cho một nông dân bị thu hồi đất; Thành phố Hà Nội, nếu hộ bị thu hồi đất 30-50% diện tích thì hỗ trợ chuyển nghề cho một lao động, nếu hộ bị thu hồi đất 50-70% diện tích thì hỗ trợ chuyển nghề cho 2 lao động, nếu hộ bị thu hồi đất trên 70% diện tích thì hỗ trợ chuyển nghề cho số lao động của cả hộ (mỗi lao động đ−ợc hỗ trợ 3,8 triệu đồng); Tiền Giang hỗ trợ 1,06 triệu đồng cho một lao động bị thu hồi đất từ 0,1 ha trở xuống, nếu bị thu hồi nhiều hơn thì hỗ trợ cho cả khoá học nghề. Ngày 03/12/2004, Chính phủ đã ban hành nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi th−ờng tái định c− khi Nhà n−ớc thu hồi đất thay thế nghị định số 22/1998/NĐ-CP, trong đó quy định mới về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo h−ớng hỗ trợ gián tiếp (thay cho hỗ trợ trực tiếp). Nhiều địa ph−ơng đã thực hiện cơ chế chuyển tiền cho các sở dạy nghề để đào tạo miễn phí cho ng−ời lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi, hỗ trợ kinh phí cho các Doanh nghiệp nhận dạy nghề hoặc nhận lao động vùng chuyển đổi nh− Hải D−ơng, Bình D−ơng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ [8].

Trong quá trình thực hiện hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, nhiều địa ph−ơng đã điều chỉnh quy hoạch tái định c− gắn với việc làm, bổ sung chính sách, đầu t− ngân sách cho đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển ngành nghề, mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với khu công nghiệp, khu kinh tế nh− Bình D−ơng, Vĩnh Phúc, Hà Nam đã thu đ−ợc nhiều kết quả khả quan, đ−ợc nhân dân đồng tình ủng hộ.

Những tồn tại:

ở hầu hết các địa ph−ơng khi thu hồi đất nông nghiệp ch−a gắn với quy hoạch tái định c−, ch−a đồng thời có quy hoạch, kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề, việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất.

Việc thông tin, tuyên truyền đến ng−ời dân về kế hoạch, quy hoạch chuyển đổi đất thực hiện chậm trễ, ch−a đầy đủ khiến ng−ời lao động bị động; ch−a có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc nâng cao nhận thức và định h−ớng cho ng−ời dân học nghề, chuyển đổi phù hợp sau khi ng−ời dân bị thu hồi đất sản xuất vì vậy số l−ợng lao động tham gia các khoá đào tạo do địa ph−ơng tổ chức còn rất hạn chế.

Khả năng thu hút lao động vào các khu công nghiệp còn thấp: Hầu hết các địa ph−ơng hiện nay đều yêu cầu hoặc khuyến khích các doanh nghiệp đóng tại chỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi −u tiên tuyển lao động tại chỗ. Nh− Hà Nội quy định mỗi héc ta đất thu hồi phục vụ cho dự án, chủ dự án phải đào tạo tại chỗ và tuyển dụng ít nhất 10 lao động địa ph−ơng. H−ng Yên quy định doanh nghiệp thuê 100m2 sẽ phải nhận 01 lao động địa ph−ơng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp chủ yếu tập trung tuyển lao động vào các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cao nên việc thu hút lao động tại chỗ rất hạn chế (ch−a đến 35%) [8].

Vấn đề việc làm đối với khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối mặt với nhiều khó khăn do một l−ợng lớn lao động không đáp ứng đ−ợc tay nghề (chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất tốt nghiệp phổ thông trung học, 14% lao động đ−ợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên). Nhiều địa bàn có tới hàng ngàn lao động bị mất việc nh−ng chỉ có 10 - 20 ng−ời đ−ợc đào tạo. Nguyên nhân do ng−ời lao động ch−a đ−ợc các cấp chính quyền thông tin, tuyên truyền đầy đủ về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất; đồng thời ch−a nhận thức đ−ợc tầm quan trọng của học nghề để chuyển nghề và tìm việc làm mới. Vì vậy rất ít lao động trong các hộ thuộc diện thu hồi đất đ−ợc tuyển dụng vào các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Sức ép về việc làm đã gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt là tăng lao động tự do di chuyển ra các đô thị và các tệ nạn xã hội.

Số l−ợng lao động trên 35 tuổi chiếm quá nửa. Trong sản xuất nông nghiệp đây là lực l−ợng có kinh nghiệm, song khi thu hồi đất thì họ có nguy

cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất vì tuổi cao khó đ−ợc tuyển vào các doanh nghiệp. Việc tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề với họ không dễ dàng nh− đối với lao động trẻ.

Nhận thức của ng−ời lao động còn thụ động, ỷ lại chính sách hỗ trợ của Nhà n−ớc, vào tiền đền bù mà không tự mình cố gắng v−ơn lên v−ợt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý chờ nhận sự −u đãi từ phía nhà n−ớc và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách phổ biến ở ng−ời lao động thuộc vùng bị thu hồi đất. Hiệu quả sử dụng tiền đền bù còn thấp, rất ít hộ dùng tiền để tham gia các lớp học nghề. Sau một thời gian tiêu hết tiền đền bù thì đời sống lại lâm vào khó khăn.

Nh− vậy vấn đề bất cập nhất hiện nay là công tác quy hoạch ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ch−a gắn kết với kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp cho ng−ời lao động; việc tổ chức thực hiện các cách hỗ trợ ở nhiều địa ph−ơng ch−a thiết thực và đồng bộ; nguồn lực để hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi ch−a đ−ợc thích đáng [8].

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)