Một là, chủ trương, đường lối, chính sách phát triển quân sự, quốc phòng của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ quyết định đến NSQP. Trên cơ sở nhiệm vụ chiến lược là xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được cụ thể cho từng giai đoạn hoặc hàng năm; được cụ thể cho từng ngành, từng đơn vị trong toàn quân phụ thuộc chủ yếu vào nhiệm vụ được xác định cho từng năm hoặc từng thời kỳ.
Nhà nước và Bộ quốc phịng (trong đó có quy định về nội dung chi, định mức chi, quy định về lập, chấp hành và quyết tốn ngân sách). Chế độ quản lý, tiêu chuẩn, chính sách của Nhà nước và quân đội ban hành áp dụng có ảnh hưởng lớn đến bảo đảm và quản lý tài chính với tư cách là định mức chi ngân sách và cơ chế đảm bảo, quản lý ngân sách. Nếu các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Bộ quốc phịng được ban hành có hệ thống, đầy đủ, phù hợp, hợp lý, chế tài đủ mạnh thì cơng tác quản lý ngân sách nói chung, quản lý tài chính tại các đơn vị nói riêng sẽ đi vào nền nếp, tuân thủ pháp luật, quy định hiện hành, hạn chế vi phạm. Do đó, chất lượng, hiệu quả cơng tác quản lý ngân sách sẽ được tăng cường.
Ba là, khả năng bảo đảm của cơ quan tài chính cấp trên
Căn cứ vào nhu cầu chi tiêu, cơ quan tài chính lập DTNS cả về số chỉ tiêu NS và tiến độ bảo đảm. Trong thực tế, do còn mất cân đối khá lớn giữa nhu cầu và khả năng, từ đó dẫn đến số NS được bảo đảm thấp hơn DTNS được giao, thời gian bố trí NS có lúc chưa kịp thời với việc chi tiêu sử dụng phục vụ cho nhiệm vụ đơn vị, tình trạng này sẽ kéo theo các hệ quả sau:
Thứ nhất, không thực hiện được nhiệm vụ đảm bảo NS, từ đó làm ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện được nhiệm vụ của đơn vị.
Thứ hai, lấy NS từ nội dung này chi tiêu phục vụ nhiệm vụ của nội dung
khác, dẫn đến sai phạm trong việc quản lý, điều hành NS theo luật NSNN.