Chấp hành dự toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tài chính tại Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng (Trang 66 - 71)

TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BỘ QUỐC PHÒNG 2.1 Khái qt về Học viện chính trị Bộ Quốc phịng

2.2.2. Chấp hành dự toán

2.2.2.1. Cơng khai, phân bổ và giao dự tốn ngân sách

Sau khi được Cục Tài chính giao chỉ tiêu ngân sách năm cho Học viện, Ban Tài chính tính tốn, cân đối khả năng bảo đảm tài chính cho thực hiện nhiệm vụ báo cáo lãnh đạo, chỉ huy Học viện. Sau khi được Giám đốc Học viện đồng ý, Ban Tài chính hồn thành công tác chuẩn bị, Học viện tổ chức Hội nghị công khai ngân sách và giao chỉ tiêu ngân sách năm, các đơn vị tiến hành làm công tác chuẩn bị và tổ chức Hội nghị công khai ngân sách, giao nhiệm vụ quản lý chi tiêu ngân sách cho các ngành nghiệp vụ theo đúng quy định của Học viện.

Qua thực tế công tác công khai và giao chỉ tiêu ngân sách của Học viện cho thấy, nội dung công khai đúng với quy định trong Thông tư số 156/2005/TT-BQP ngày 11/10/2005 của BQP hướng dẫn thực hiện quy chế cơng khai tài chính ở ĐVDT qn đội, thời gian giao DTNS cho các ngành nghiệp vụ năm sau sớm hơn năm trước; Số liệu phân bổ ngân sách năm được tổng hợp báo cáo đơn vị cấp trên theo quy định.

2.2.2.2. Lập nhu cầu chi quý

Trên cơ sở chỉ tiêu ngân sách năm đã giao cho các ngành, Ban tài chính hướng dẫn các ngành nghiệp vụ cùng cấp lập kế hoạch chi tiêu ngân sách năm chi tiết cho từng q để Ban Tài chính có cơ sở lập nhu cầu chi tiêu quý.

Căn cứ lập, phương pháp tính tốn các chỉ tiêu trong nhu cầu chi tiêu quý giống như lập Dự toán ngân sách năm.

Do thời điểm phân bổ và giao chỉ tiêu ngân sách cho nên nhu cầu chi tiêu quý I được lập dựa vào quân số và tiêu chuẩn bảo đảm tài chính tháng 12 năm trước (đối với chi tiền lương, phụ cấp và tiền ăn), số thực chi của quý I năm trước (đối với chi phí nghiệp vụ) và tiến độ thực hiện nhiệm vụ trong q vì chưa có chỉ tiêu ngân sách phân bổ nên có đầy đủ cơ sở lập nhu cầu chi quý.

Sau khi nhận được chỉ tiêu ngân sách năm kế hoạch, các ngành nghiệp vụ Học viện tiến hành tính tốn cân đối giữa khả năng đảm bảo tài chính và nhu cầu tài chính cho thực hiện nhiệm vụ được giao, lập kế hoạch chi tiêu kinh phí trong năm theo quy định gửi Ban Tài chính để làm cơ sở lập nhu cầu chi quý.

Sau khi nhận được kế hoạch chi tiêu kinh phí của các ngành, căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách năm được giao, quân số và tiêu chuẩn đảm bảo tài chính trong tháng cuối quý trước, dự kiến sự biến động về quân số, nhiệm vụ trong quý kế hoạch, tình hình chi tiêu thanh quyết tốn tài chính các tháng trước, quý trước, Ban Tài chính tiến hành lập nhu cầu chi tiêu quý của Học viện theo đúng mục lục ngân sách hiện hành và mẫu biểu đã quy định, thông qua Giám đốc Học viện ký duyệt, gửi Cục Tài chính đúng theo thời gian đã quy định.

Qua thực tiễn việc lập nhu cầu chi quý của Học viện cho thấy: Nội dung nhu cầu chi tiêu quý so với dự toán ngân sách năm đầy đủ hơn; tính hiện thực của các chỉ tiêu trong nhu cầu chi quý cao hơn; thời gian lập và gửi báo cáo chi quý đúng quy định. Nhu cầu chi tiêu quý đã thực sự là cơ sở cho việc cấp phát kinh phí của cơ quan tài chính cấp trên. Song cũng cịn một số tồn tại như: các ngành mới chỉ dừng ở mức độ là chia đều nhu cầu cho các tháng, chưa cân đối, tính tốn kỹ đến đặc điểm thực hiện các nhiệm vụ mang tính

thời vụ, khả năng đảm bảo ngân sách để xác định số chi trong quý cho phù hợp. Việc tính tốn và phản ánh một số chỉ tiêu trong DTNS quý của các trung đồn chưa thật đầy đủ chính xác.

2.2.2.3. Tiếp nhận, cấp phát và thanh tốn kinh phí

Căn cứ vào DTNS năm được giao, số kinh phí được Cục Tài chính cấp vào tài khoản tiền gửi ĐVDT của Học viện mở tại KBNN, căn cứ tiến độ thực hiện nhiệm vụ, Ban Tài chính lập giất rút DTNS thơng qua chủ tài khoản ký duyệt, gửi KBNN nơi giao dịch xin rút tiền để chi tiêu hoặc cấp cho các đơn vị. Việc cấp phát, thanh tốn kinh phí cho các ngành nghiệp vụ được tiến hành theo nguyên tắc cấp ứng và thanh tốn hồn ứng. Khi có nhu cầu chi tiêu, mua sắm cần ứng kinh phí để thực hiện, các ngành lập kế hoạch chi tiêu và bản dự trù kinh phí gửi Ban Tài chính. Căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách được phân bổ và nhu cầu chi quý, Ban Tài chính xem xét kế hoạch dự trù chi tiêu của ngành, hướng dẫn thủ tục cần thiệt, nếu có đủ cơ sở thì tiến hành cấp ứng kinh phí. Khi đã thực hiện xong việc chi tiêu chuyển Ban Tài chính thanh tốn. Ban Tài chính căn cứ vào hồ sơ thanh tốn, đối chiếu với các yêu cầu, nguyên tắc và các quy định trong quản lý Tài chính để tiến hành thanh tốn cho các ngành.

Hồ sơ thanh tốn vật tư hàng hóa của các ngành gồm: - Hợp đồng cung ứng vật tư hàng hóa.

- Kế hoạch mua được chỉ huy ngành phê duyệt. - Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp vật tư hàng hóa. - Hóa đơn bán hàng; phiếu kê mua hàng.

- Giấy đề nghị thanh tốn.

Trong q trình thực hiện cấp phát, thanh tốn cơ quan tài chính thực hiện theo đúng Hướng dẫn số 717/TC3 ngày 16/5/2006 của Cục Tài chính: từ 5.000.000đ trở lên phải thanh tốn bằng hình thức chuyển khoản.

Đối với các khoản kinh phí nhận bằng hiện vật do trên cấp, căn cứ vào kế hoạch cấp phát của cấp trên, các ngành nghiệp vu tiếp nhận nhập kho hoặc cấp thẳng cho đơn vị sử dụng, gửi chứng từ tiếp nhận, cấp phát cho Ban Tài chính. Ban Tài chính thực hiện thanh tốn theo 2 bước: Thanh quyết toàn phần tiền và thanh quyết toán bằng hiện vật.

Các khoản chi thanh toán cho cá nhân như: tiền lương, trợ cấp, phụ cấp, tiền ăn, tiền đi phép, đi công tác... đều được cấp đến tay người được hưởng và đúng chế độ tiêu chuẩn, bảo đảm thời gian quy định.

Qua xem xét công tác cấp phát của Học viện Chính trị cho thấy: việc tiếp nhận kinh phí được cấp đúng tiến độ; cấp phát ngân sách thực hiện kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn cho bộ đội; KPNV cấp cho các ngành cơ bản sát dự toán được duyệt; công tác thanh toán được thực hiện kịp thời, đúng nguyên tắc, thủ tục. Tuy nhiên, trong cấp phát, thanh tốn vẫn cịn một số tồn tại như: vẫn còn để một số ngành chi sai nội dung ngân sách; hiệu quả chi tiêu chưa cao.

2.2.2.4 Kiểm soát chi ngân sách

Cơng tác kiểm sốt chi của các ngành nghiệp vụ trong Học viện được thực hiện cả trước trong và sau khi chi tiêu. Cụ thể:

- Trước chi tiêu:

Về cơ bản, việc kiểm sốt trước chi tiêu của cơ quan tài chính đối với các ngành là kiểm sốt thơng qua việc lập dự tốn năm. Đồng thời việc kiểm soát chi đối với các ngành được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch chi tiêu kinh phí năm, dự trù chi tiêu mua sắm vật tư hàng hóa.

Nội dung cơ bản mà cơ quan tài chính kiểm sốt đối với kế hoạch chi tiêu kinh phí trong năm là xem xét tính cân đối, tính hợp lý trong kế hoạch chi tiêu kinh phí đặc biệt là việc bảo đảm tài chính cho những nhiệm vụ chính trị

trọng tâm, quan trọng đã xác định. Đối với dự trù chi tiêu, mua sắm vật tư hàng hóa thì xem xét cụ thể trên một số chỉ tiêu sau:

+ Khối lượng hàng hóa mua sắm.

+ Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hóa. + Phiếu kê mua hàng.

+ Tổng số kinh phí chi tiêu.

Với mỗi nội dung trên, cơ quan tài chính đã xem xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của từng nội dung, chứng từ trong dự trù mua sắm, đối chiếu với kế hoạch chi tiêu, với chi tiêu ngân sách được giao.

- Trong khi chi tiêu:

Trong q trình các ngành nghiệp vụ nhận kinh phí chi tiêu, thơng qua việc cấp phát mà cơ quan tài chính thực hiện chức năng kiểm sốt.

Trong quá trình cấp phát, cơ quan tài chính thực hiện cấp phát theo đúng dự trù kinh phí mà các ngành đã lập. Tất cả các nội dung chi phát sinh vượt dự trù chi tiêu đều phải được giải trình rõ ràng. Trong thực tế, cơ quan tài chính đã cử người trực tiếp tham gia vào q trình mua sắm để thực hiện việc kiếm sốt một số nội dung chi của các ngành.

- Sau khi chi tiêu:

Ở khâu thanh tốn: được thực hiện thơng qua việc thẩm định, xét duyệt các chứng từ và hồ sơ chi tiêu mà các ngành, và cá nhân đề nghị cơ quan tài chính thanh quyết tốn. Tùy thuộc vào từng nội dung chi tiêu, loại khoản kinh phí và các quy định tỏng thanh tốn mà cơ quan tài chính tiến hành thanh tốn cho các ngành và cá nhân. Việc đầu tiên là xem xét tính đầy đủ, tính hợp pháp của hồ sơ, chứng từ thanh toán như:

+ Dự trù mua sắp được Thủ trưởng ngành phê duyệt. + Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hóa.

+ Giấy đề nghị thanh toán.

Riêng đối với phiếu báo giá, cơ quan tài chính khơng chỉ căn cứ vào giá ghi trên phiếu báo giá các ngành gửi mà còn phải thẩm định, xem xét đối chiếu với giá cả thực tế của sản phẩm hàng hóa cùng loại trên thị trường nơi đơn vị đóng quân, việc chấp hành quy định về quản lý giá của Hội đồng giá đơn vị.

Ngoài việc kiếm sốt trên chứng từ hóa đơn, cơ quan tài chính cịn đột xuất kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa đã mua.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kiểm sốt mà cơ quan tài chính quyết định thanh tốn hoặc dừng thanh tốn, yêu cầu các ngành, các đơn vị và cá nhân hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ chứng từ thanh tốn.

Cơng tác kiểm sốt chi ở Học viện Chính trị, bên cạnh việc kiểm sốt chi của KBNN, cơ quan tài chính các cấp cịn có sự tham gia kiểm sốt của chỉ huy đơn vị, chỉ huy các ngành nghiệp vụ và tự kiểm sốt của chính ngay bản thân cơ quan nghiệp vụ các cấp đối với từng nội dung chi tiêu cả ở ba khâu trước, trong và sau khi chi tiêu. Tuy nhiên mức độ và hiệu quả kiểm soát chi ở mỗi chủ thể vừa nêu ở trên có sự khác nhau.

Có thể nói, việc quản lý cấp phát, thanh quyết tốn kinh phí ở Học viện về cơ bản được tiến hành chặt chẽ, toàn diện, kịp thời, thường xuyên nên đã góp phần mang lại hiệu quả nhất định trong chi tiêu sử dụng tài chính cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Tuy nhiên, trong chấp hành ngân sách vẫn cịn những khoản chi khơng đúng mục đích, nội dung ngân sách; hiệu quả chi tiêu của một số ngành nghiệp vụ có nội dung chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tài chính tại Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w