Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính nâng cao trình độ chức năng chun mơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tài chính tại Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng (Trang 99 - 106)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BỘ QUỐC PHỊNG

3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính nâng cao trình độ chức năng chun mơn

cán bộ, nhân viên tài chính nâng cao trình độ chức năng chun mơn nghiệp vụ xây dựng ngành tài chính Học viện vững mạnh toàn diện

Cơ sở để xuất giải pháp: Tài chính qn đội là lĩnh vực có tính đặc thù cao liên quan đến mọi hoạt động quân sự, quốc phịng, địi hỏi nguồn nhân lực phải có chất lượng cao, được đào tạo cơ bản, làm nòng cốt thực hiện. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính có chất lượng tồn diện về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức năng lực về chuyên môn nghiệp vụ để làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Quân đội, mà trước hết là các chính sách, chế độ, quy định về quản lý kinh tế, tài chính là một trong những nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành tài chính. Tuy vậy đối với cán bộ, nhân viên tài chính cũng có những đặc thù. Đây là đội ngũ cán bộ có liên quan trực tiếp đến QLNS, vật chất.

Mục tiêu giải pháp: Xây dựng cán bộ, nhân viên tài chính phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư trong thi hành nhiệm vụ còn là một yếu cầu mang tính cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Thực tiễn hầu hết cán bộ nhân viên ngành Tài chính của Học viện đều đã qua đào tạo với trình độ đại học; có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao. Song, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, nhận thức chính trị, tư tưởng và mở rộng sự hiểu biết về các mặt cơng tác có giới hạn. Trong khi, các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách kinh tế tài chính và chế độ quản lý nhà nước và quân đội, tiêu chuẩn chế độ của

cán bộ, chiến sĩ cũng thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế và các luật pháp mới được ban hành, nếu không tiếp tục học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, mở rộng khả năng nhận thức về các lĩnh vực thì sẽ bị lạc hậu, khơng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Nội dung giải pháp: Để thực hiện tốt nội dung này có thể vận dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau như tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu học tập, quán triệt nghiêm túc có chất lượng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, quy định của quân đội có liên quan đến CTTC và thực hiện chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Ban Tài chính phải ln quan tâm đến cơng tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ, nhân viên làm CTTC có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, xây dựng cho cán bộ nhân viên tài chính có quan điểm lập trường đúng đắn trong mọi lúc, mọi nơi. Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sạch, chấp hành tốt ý thức tổ chức kỷ luật. Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ nhân viên ngành Tài chính Học viện.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ và tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt cho cán bộ, nhân viên tài chính cũng chính là góp phần quan trọng xây dựng ngành tài chính Học viện cần vững mạnh. Ngược lại xây dựng ngành tài chính Học viện vững mạnh, bao gồm xây dựng về tổ chức, biên chế, trang bị, phương pháp công tác, con người… sẽ là điều kiện và môi trường thuận lợi để xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ CTTC của Học viện trong tình hình mới.

3.3. Kiến nghị

Các giải pháp trình bày tại mục 3.2 nêu trên là những giải pháp trực tiếp giải quyết những hạn chế trong quản lý tài chính tại Học viện Chính trị. Tuy nhiên quản lý tài chính tại Học viện Chính trị chịu tác động bởi cơ chế, chính sách của Nhà nước, Bộ Quốc phịng về quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Vì vậy, để thực hiện thành cơng các giải pháp nhằm tăng cường cơng tác quản lý tài chính tại Học viện Chính trị, Luận văn xin nêu một số kiến nghị như sau:

- Cần hoàn thiện, ban hành mới các loại định mức làm cơ sở lập, phân bổ, kinh phí trong Bộ Quốc phịng.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân thực hiện rà sốt, xây dựng, hồn thiện Hệ thống định mức tổng hợp làm cơ sở để lập và phân bổ dự toán ngân sách, Hệ thống định mức lập và phân bổ dự toán ngân sách, Hệ thống các tiêu chuẩn, hạn mức, định mức kỹ thuật - kinh tế chưa được ban hành (hoặc đã ban hành nhưng chưa đầy đủ hoặc khơng cịn phù hợp); chuẩn hóa nội dung chi ngân sách theo từng lĩnh vực, ở từng cấp để đề xuất với Bộ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

- Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội đã được ban hành theo Quyết định 3500/QĐ – BQP ngày 26 tháng 8 năm 2018. Đề án mới gồm nhiều nội dung làm ảnh hưởng tới phương thức quản lý tài chính và được thực hiện từ năm 2018 những năm tiếp theo. Các giải pháp đưa ra gắn với những hạn chế, bất cập trong quản lý tài chính tại Học viện chính trị và gắn với cơ chế quản lý tài chính theo Quyết định 3500/QĐ – BQP ngày 26 tháng 8 năm 2018. Vì thế, trong thời gian tới Cục Tài chính/ BQP cần cần làm tốt việc tuyên truyền và tập huấn những điểm mới trong cơng tác quản lý tài chính cho tất cả các đơn vị trong tồn qn trong đó có Học viện Hậu cần.

- Cơ chế quản lý tài chính nhà nước có nhiều thay đổi tất yếu cơ chế quản quản lý tài chính trong các đơn vị quân đội cũng cần có thay đổi thống nhất, phù hợp với cơ chế quản lý tài chính cơng của nhà nước. Bộ Quốc phịng cùng các cơ quan có liên quan cần rà sốt, sửa đổi, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính để phù hợp với những thay của nhà nước.

- Đối với công tác bồi dưỡng cán bộ hàng năm Cục Tài chính Bộ quốc phịng cần tăng cường hơn nữa hoạt động tập huấn về nghiệp vụ ngành đối với các đơn vị cơ sở. Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ nhân viên tài chính các đơn vị, tổ chức các hội thi về cán bộ nhân viên quản lý Tài chính giỏi tồn quân nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi, cọ sát nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác quản lý tài chính; mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng cơng tác quản lý tài chính tại Học viện chính trị - Bộ Quốc phịng. Luận văn đã đề xuất 6 giải pháp trong đó đề cập tới những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hồn thiện quản lý tài chính tại học viện Chính trị - Bộ Quốc phịng trong thời gian tới, gồm:

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong QLTC

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra tài chính và kiểm sốt.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và đơn vị các cấp về cơng tác quản lý tài chính - ngân sách

- Hồn thiện cơng tác quản lý tài chính từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách.

- Tăng cường quản lý tài chính hoạt động có thu

- Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính nâng cao trình độ chức năng chun mơn nghiệp vụ xây dựng ngành tài chính Học viện vững mạnh tồn diện

Các giải pháp trên là một hệ thống có quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, trong q trình tổ chức thực hiện phải tiến hành đồng bộ các giải pháp mới mang lại hiệu quả cao trong việc hồn thiện quản lý tài chính tại Học viện Chính trị - Bộ Quốc phịng trong giai đoạn mới.

KẾT LUẬN

Tại các đơn vị dự tốn trong qn đội, cơng tác quản lý tài chính là một cơng tác quan trọng của đơn vị nhằm đảm bảo tài chính cho đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của các đơn vị dự toán trong quân đội chủ yếu do NSNN cung cấp, giao và được bổ sung từ kết quả hoạt động thu của đơn vị. Quản lý tài chính là nhiệm vụ tất yếu xuất phát từ chức năng của tài chính qn đội và đảm bảo cho q trình phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác đạt hiệu quả tốt. Với mục tiêu tăng cường cơng tác quản lý tài chính tại Học viện Chính trị, Bộ quốc phịng, luận văn đã nêu ra các vấn đề sau:

1. Từ việc nghiên cứu, phân tích lý luận thực tiễn về tài chính đơn vị dự tốn, quản lý tài chính ở đơn vị dự tốn trong qn đội. Luận văn chỉ ra các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tài chính và hồn hiện quản lý tài chính ở đơn vị dự tốn trong qn đội.

2. Qua phân tích đánh giá thực trạng cơng tác quản lý tài chính ở Học viện giai đoạn 2019 - 2021, luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Học viện, từ đó tổng kết lại những kết quả đạt được, các vấn đề còn tồn tại và làm rõ những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại.

3. Luận văn đưa ra quan điểm, phương hướng, nội dung tăng cường cơng tác quản lý tài chính tại Học viện và để xuất 6 giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tăng cường cơng tác quản lý tài chính ở Học viện Chính trị, Bộ quốc phịng trong thời gian tới.

1. Bộ Quốc phịng (2005), Thơng tư số 156/2005/TT-BQP hướng dẫn thực hiện quy chế cơng khai tài chính đối với đơn vị dự tốn ngân sách trong Quân đội,

2. Bộ Quốc phòng (2018), Quyết định số 3500/QĐ-BQ, ngày 26 tháng 8

năm 2018, phê duyệt Đề án Đổi mới cơ chế quản lý TC quân đội theo Luật NS nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo, Hà Nội.

3. Cục Tài chính - Bộ Quốc phịng (2007), Cơng tác tài chính đối với

người chỉ huy, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

4. Cục Tài chính – Bộ Quốc phòng (2007), Nghị quyết số 39/NQ-

ĐUTQSTW ngày 31/1/2007 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với cơng tác tài chính Quân đội, Hà Nội.

5. Cục Tài chính/Bộ Quốc phịng (2015), Chế độ Kế tốn đơn vị dự toán

số 709/QĐ-CTC, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

6. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016, Hà Nội.

7. Chính phủ (2016), Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016,

Hà Nội.

8. Học viện chính trị (2019 - 2021), Dự toán ngân sách và báo cáo quyết

toán ngân sách năm, Hà Nội. Hà Nội.

9. Học viện Hậu cần (2010), giáo trình Tài chính dự tốn qn đội, Nxb Qn đội nhân dân, Hà Nội.

10. Học viện Tài chính (2009), giáo trình Quản lý tài chính cơng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

tài chính trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội.

12. Quân ủy Trung ương (2018), Nghị quyết số 915 - NQ/QUTW, ngày 25

tháng 8 năm 2018, Đổi mới cơ chế quản lý TC quân đội giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo, Hà Nội.

13. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, Hà Nội.

14. Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự quốc phòng (2004), Từ điển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tài chính tại Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w