TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BỘ QUỐC PHÒNG 2.1 Khái qt về Học viện chính trị Bộ Quốc phịng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sau Chiến dịch Biên giới năm 1950, để đáp ứng yêu cầu xây dựng sức mạnh chính trị, tinh thần cho Quân đội, tháng 7 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Tổng Quân ủy ra Quyết định thành lập Trường Chính trị Trung cấp Quân đội nhân dân Việt
Nam (tiền thân của Học viện Chính trị ngày nay). Ngày 25 tháng 10 năm 1951, Nhà trường vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và huấn
thị. Để ghi nhớ cơng ơn của Đảng và Bác Hồ, được sự đồng ý của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, ngày 25 tháng 10 trở thành Ngày Truyền thống của Học viện Chính trị.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên, hạ sĩ quan, binh sĩ trong toàn Học viện bằng tâm huyết, trí tuệ và cả xương máu của mình đã xây nên truyền thống “Kiên định và phát triển, đoàn kết và kỷ luật, chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, hồn thành nhiệm vụ”.
Các giai đoạn phát triển
- Trường Chính trị Trung cấp Quân đội nhân dân Việt Nam (từ tháng 7/1951 đến tháng 5/1956);
- Trường Lý luận chính trị (từ tháng 6/1956 đến tháng 02/1958);
tháng 3/1958 đến tháng 02/1961); - Hệ Chính trị, Học viện Quân chính (từ tháng 3/1961 đến tháng 4/1965); - Học viện Chính trị (từ tháng 5/1965 đến tháng 01/1982); - Học viện Chính trị - quân sự (từ tháng 02/1982 đến tháng 10/2008); - Học viện Chính trị (từ tháng 11/2008 đến nay).
Với những kết quả đạt được trong giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng Quân đội, sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Học viện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: 02 lần phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (01 Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (năm 2000); 01 Danh hiệu “Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ đổi mới (năm 2020));01 Huân chương Sao vàng (năm 2011); 02 Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1991, 2001); 04 Huân chương Quân công (hạng Nhất: năm 1976, 1984, 2016; hạng Nhì: năm 2005); 02 Huân chương Độc lập (hạng Nhất: năm 2006, hạng Nhì: năm 2004); 04 Huân chương Chiến cơng (hạng Nhất: năm 1960, 1964; hạng Nhì: năm 1986; hạng Ba: năm 2003); 02 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2010, 2012); 03 Huân chương Itxala của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (hạng Nhất: năm 1977, 2000; hạng Nhì: năm 2018); 02 Huân chương Hữu nghị hạng Ba của Vương quốc Campuchia (năm 2004, 2018) và nhiều phần thưởng cao quý khác.