Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, biên chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tài chính tại Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng (Trang 48 - 52)

TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BỘ QUỐC PHÒNG 2.1 Khái qt về Học viện chính trị Bộ Quốc phịng

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, biên chế

Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Chính trị đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng vạn cán bộ chính trị, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cho Quân đội nhân dân Việt Nam; hàng ngàn cán bộ cho Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia và đào tạo cán bộ nguồn nhân lực bậc cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo tại Học viện Chính trị có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức tồn diện, chun sâu về cơng tác đảng, cơng tác chính trị, về khoa học xã hội nhân văn quân sự; có năng lực lãnh đạo, chỉ huy quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ, khẳng định được vị trí, vai trị và uy tín trên cương vị cơng tác, nhiều đồng chí đã phát triển trở thành tướng lĩnh trong Quân đội, cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhà khoa học có uy tín.

* Các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện

- Đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đồn trình độ đại học;

- Đào tạo chính ủy cấp trung, sư đồn Binh chủng Hợp thành, quân chủng, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển;

- Đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự (08 chuyên ngành);

- Đào tạo giảng viên cho Quân đội nhân dân Lào (04 chuyên ngành);

- Đào tạo ngắn hạn cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn;

- Đào tạo hồn thiện đại học cán bộ chính trị cấp trung, sư đồn;

- Đào tạo, hồn chỉnh chương trình cao cấp lý luận chính trị;

- Đào tạo trình độ thạc sĩ (09 chuyên ngành): Triết học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; Kinh tế chính trị Mác - Lênin;Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tâm lý học; Giáo dục học; Quản lý giáo dục; Hồ Chí Minh học.

- Đào tạo trình độ tiến sĩ (08 chuyên ngành): Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; Kinh tế chính trị Mác -Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tâm lý học; Lý luận và Lịch sử giáo dục; Quản lý giáo dục.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác đảng, cơng tác chính trị chocán bộ trong Quân đội;

- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 là cán bộ cấp cục, vụ, viện và tương đương ở các ban, bộ, ngành Trung ương;

- Bồi dưỡng ngắn hạn chuyên ngành giáo dục tâm lý sĩ quan cao cấp Quân đội Hoàng gia Campuchia;

- Tập huấn giáo viên chính trị Quân đội nhân dân Lào.

* Hình thức đào tạo:

- Đào tạo chính quy tập trung dài hạn;

- Đào tạo chính quy tập trung ngắn hạn;

- Bồi dưỡng ngắn hạn.

*Hoạt động nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị có sự phát triển mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ khi thành lập đến nay, Học viện đã biên soạn nhiều giáo trình, tài liệu dạy học, sách tham khảo, sách chuyên khảo và sách chuyên đề đấu tranh tư tưởng lý luận. Tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học cấp Học viện, xuất bản sách, kỷ yếu hội thảo. Học viện đã hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng các đề tài nghiên cứu, chương trình khoa học các cấp bao gồm: Cấp Nhà nước, cấp Bộ Quốc phòng, cấp ngành (TCCT, BTTM), cấp Học viện, cấp trực thuộc Học viện.Các đề tài nghiên cứu, chương trình khoa học đều hướng vào nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu các đề tài, chương trình khoa học đã trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện; góp phần đấu tranh chống các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác qn sự, quốc phịng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, xây dựng nền quốc phịng tồn dân trong tình hình mới. Cơng bố hàng vạn bài báo khoa học trên các báo, tạp chí khoa học trong và ngoài Quân đội; tổ chức tốt các buổi thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu và giảng dạy. Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự của Học viện hoạt động đúng tơn chỉ, mục đích, đã phát hành hàng trăm số, đa dạng về nội dung, hình thức, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong và ngoài Học viện.

2.1.2.2. Tổ chức biên chế

CÁ Á C K H O A G O V N

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức biên chế của Học viện Chính trị - Bộ Quốc phịng

Ban Giám đốc Học viện gồm: Giám đốc, Chính ủy, các Phó Giám đốc và Phó Chính ủy. Trong đó, Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Học viện và là chủ tài khoản của đơn vị; các Phó Giám đốc hỗ trợ công việc cho Giám đốc theo lĩnh vực được phân công.

Cơ quan Học viện gồm: Viện Khoa học Xã hội & Nhân văn quân sự, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Văn phòng, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học Qn sự, Phịng Chính trị, Phịng Hậu cần - Kỹ thuật, Phịng Sau Đại học, Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT và Ban Tài chính.

Các khoa giáo viên bao gồm Khoa Triết học Mác - Lênin, Khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Công tác đảng, công tác chính trị, Khoa Chiến thuật - Chiến dịch, Khoa Kinh tế chính trị, Khoa Lịch sử nghệ thuật quân sự, Khoa Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Khoa Binh chủng, Khoa Quân chủng, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Tâm lý học quân sự, Khoa Sư phạm Quân sự, Khoa Hồ Chí Minh học, Khoa Nhà nước và Pháp luật

06 Hệ học viên: Hệ học viên 01, Hệ học viên 3, Hệ học viên 4, Hệ học viên 5, Hệ học viên 6.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tài chính tại Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w