doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa Việt Nam”
2.2. Thực trạng cấp tín dụng xuất khẩu của các NHTM cho DNNVV
2.2.1. Kết quả đạt được trong họat động tín dụng xuất khẩu của các NHTM cho các DNNVV cho các DNNVV
2.2.1.1. Kết quả đạt được của hệ thống NHTM
Nhận thấy vai trò to lớn của DNNVV đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng, các NHTM đã dần thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp dân doanh – DNNVV, giảm tỷ trọng cho vay đối với DNNN. Phần lớn NHTM đều có chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi dành cho DNNVV có nhu cầu vay để phục vụ xuất khẩu, có nguồn thu ngoại tệ, sử dụng các dịch vụ thanh túan quốc tế, thư tín dụng, bán ngoại tệ cho ngân hàng….Tăng truởng dư nợ tín dụng dành cho DNNVV và dành cho xuất khẩu được
thể hiện dưới đây:
Bảng 2.4: Tốc độ tăng truởng dư nợ tín dụng khu vực DNNVV và tăng truởng dư nợ tín dụng xuất khẩu:
Năm
Tăng truởng dư
nợ tín dụng (%)
Tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNVV (%)
Tăng trưởng dư nợ tín dụng xuất khẩu (%) 2003 28.4 37.1 21.5 2004 41.5 20.18 20.4 2005 19.2 22 22.5 2006 21.4 22.4 23.75 2007 51.39 35 26.3 2008 30 32 25.1 2009 37.73 33.8 24.3 2010 27.65 30.2 26.2 2011 (06 tháng đầu năm) 7.05 16 25.77
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của NHNN
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng truởng tín dụng, tín dụng dành cho DNNVV, tín dụng xuất khẩu:
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của NHNN
Về cơ cấu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng liên quan đến xuất khẩu, sản phẩm mà DNNVV tìm đến nhiều nhất là vay ngắn hạn vốn lưu động, kế đến là vay trung dài hạn để phát triển kinh doanh tế, cụ thể:
Bảng 2.5: Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ liên quan đến xuất khẩu ngân hàng mà DNNVV sử dụng:
STT Mục đích vay Phần trăm
1 Vay ngắn hạn vốn lưu động 34,1
2 Vay trung dài hạn để phát triển kinh doanh 14,2
3 Thanh toán và chuyển tiền 24,6
4 Chiết khấu 10,5
5 Bao thanh tóan 3
6 Bảo lãnh ngân hàng 13,6
Nguồn: ‘Tài trợ tín dụng ngân hàng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Ts. Trương Quang Thông, NXB. Đại học Quốc gia Tp. HCM
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng liên quan đến xuất khẩu mà DNNVV sử dụng:
Nguồn: ‘Tài trợ tín dụng ngân hàng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Ts. Trương Quang Thông, NXB. Đại học Quốc gia Tp. HCM
NHTM đã và đang triển khai tất cả các sản phẩm tín dụng xuất khẩu, bao gồm cả sản phẩm cho vay truyền thống và các dịch vụ tín dụng hiện đại như chiết khẩu, bao thanh túan, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Để thuận lợi cho hoạt động tài trợ xuất khẩu, phần lớn các ngân hàng đều đã tham gia vào Hiệp hội Viễn Thông Tài chính Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Khoảng 96% các khoản thanh toán,
chuyển tiền quốc tế trên thế giới được thực hiện qua mạng thanh túan này. Sự tham gia này tăng cường sự liên kết trong hoạt động của NHTM ở Việt Nam với các ngân hàng quốc tế; giúp kiểm súat dũng tiền vào – ra từ họat động xuất khẩu, là điều kiện tiên quyết để thực hiện các dịch vụ tín dụng xuất khẩu. Trong triển khai tín dụng xuất khẩu, NHTM cũng từng bước chuẩn hóa theo các luật lệ và quy tắc thương mại tũan cầu như UCP 600, ISBP 681, URC 522, GRIF …
2.2.1.2. Kết quả đạt được của hoạt động tín dụng xuất khẩu đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
Một vài nét về Eximbank:
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2010, Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183 Chi nhánh, phòng giao dịch, thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, có thể nói Eximbank được biết đến là một trong những ngân hàng hàng đầu với thế mạnh về tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, đúng như tên gọi đầy đủ - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.
Dư nợ tín dụng xuất khẩu cấp cho DNNVV tại Eximbank:
Với định hướng của một ngân hàng xuất nhập khẩu, Eximbank có sự tăng trưởng khá nhanh về dư nợ tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV, đặc biệt là từ năm 2006, sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV tại Eximbank: (Đơn vị: triệu đồng)
Dư nợ tín dụng xuất
khẩu cho DNNVV 8,700,000 3,776,000 2,100,000 1,077,000 940,000 Tăng trưởng dư nợ
tín dụng xuất khẩu cho DNNVV (%) 130,4% 79,8% 95,0% 14,6% Tổng dư nợ tín dụng Eximbank 62.345.714 38.381.855 21.232.000 18.452.000 10.207.000 Tỷ trọng dư nợ tín dụng xuất khẩu trong tổng dư nợ tín dụng (%) 14,0% 9,8% 9,9% 5,8% 9,2%