THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC NHTM CHO DNN

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 31 - 35)

NHTM CHO DNNVV

2.1. Khái quát về DNNVV và hoạt động xuất khẩu của DNNVV Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về DNNVV Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển các DNNVV ở Việt nam diễn ra từ khỏ lõu, trải qua nhiều giai đoạn và chịu sự ảnh hưởng những quan điểm chính trị qua

từng thời kỳ.

Giai đoạn trước năm 1945, khi Việt Nam còn nằm trong ách thống trị của thực dân Phỏp thỡ cũng đã tồn tại một số lượng đáng kể các doanh nghiệp mà lúc đó là các cơ sở, các xưởng sản xuất nhỏ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, các nghề thủ công truyền thống.

Trong giai đoạn từ cuộc cách mạng tháng 8/1945 thành công và cả nước bước vào giai đoạn kháng chiến chống phỏp. Cỏc DNNVV lúc này tồn tại cả ở vùng ta và vùng địch, đáng chú ý là các DNNVV ở vùng căn cứ đã đóng góp vai trò đáng kể, vừa phục vụ nhu cầu thời chiến của nhân dân, vừa đáp ứng nhu cầu hậu cần cho kháng chiến lâu dài.

Sau thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy, cả miền bắc bắt tay vào xây dựng lại đất nước trên con đường xây dựng CNXH. Các DNNVV ra đời rất nhanh và nhiều trong giai đoạn này, lúc này chịu sự chi phối của đường lối chính trị hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh được khuyến khích phát triển, cũn cỏc DNNVV dưới hình thức sở hữu tư nhân thì bị loại trừ, trong khi đó loại hình DNNVV tư nhân ở miền Nam lúc đó lại rất phát triển.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 và đến trước đại hội VIII. Điểm đáng lưu ý trong các DNNVV ở giai đoạn này là ở Miền nam, kinh tế tư nhân là hình thức bị kỳ thị và các DNNVV dưới hình thức sở hữu tư nhân buộc phải quốc hữu hoá, DNNVV của tư nhân bị cải tạo, xoá bỏ, không khuyến khích phát triển. Nếu muốn tồn tại thì phải tồn tại dưới dạng khác như dưới hình thức hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, công tư hợp danh. Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt nam năm 1986 thực sự là một bước ngoặt, Đại hội VI đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sử hữu khác nhau, thay đổi quan điểm với kinh tế tư nhân, từ kỳ thị chuyển sang coi trọng. Chủ trương này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình kinh doanh ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại ra đời và phát triển. Bên cạnh đó, từ năm 1986 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy định chế độ chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể, doanh

nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp Nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, DNNVV vẫn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc, và nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế của đất nước, chính phủ đó cú Nghị định 90/2001/CP-ND ngày 23/11/2001 về chính sách trợ giúp, phát triển DNNVV trong đó quy định rõ khái niệm, tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của DNNVV trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các biện pháp, các chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển. Quan niệm về kinh tế tư nhân cũng có nhiều đổi mới, không còn cái nhìn kỳ thị như trong giai đoạn bao cấp, với tư tưởng giáo điều và tả khuynh, coi kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tế tiêu cực, là tàn dư của chế độ cũ, là bóc lột, ăn bám. Đến nay, kinh tế tư nhân thực sự đã được coi là “một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt nam”.

Theo thống kê, tính đến đầu năm 2011 cả nước hiện có trên 500.000 DNNVV, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). Theo báo cáo của bộ Kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ về tình hình triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 – 2010, GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP năm 2006 đã tăng lên khoảng 48% trong năm 2010. Khu vực kinh tế tư nhân cũng tạo ra khoảng 80% việc làm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt trên 10%, cao hơn mức 8% của cả nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2010. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, quy mô hoạt động, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đó cú những đóng góp to lớn trong tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm. Ngay trong thời gian kinh tế chịu tác động lớn của khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn tăng rất nhanh. Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn 2006 – 2010 là 547.000 đơn vị. Tổng số lao động làm việc trong khu vực DNNVV hiện nay đạt 6,6 triệu người, trong đó có 3,6 triệu việc làm được tạo ra trong năm năm qua.

DNNVV thỡ cỏc số liệu thống kê về khu vực kinh tế tư nhân có thể xem như đại diện cho các DNNVV, vì với đặc điểm các DNNVV tại Việt nam, khi nói đến các DNNVV tại Việt nam là chủ yếu nói đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Bảng 2.1: Đóng góp của DNNVV vào GDP: GDP (Tỷ đồng) Đóng góp vào GDP của DNNVV Tỷ trọng (%) 2005 839.211 382.804 45,61 2007 1.143.715 527.432 46,12 2008 1.485.038 683.654 46,04 2009 1.658.389 771.688 46,53 2010 1.980.914 941.814 47,54

Nguồn: “Chính sách tài chính với phát triển xuất khẩu của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, PGS. TS. Đinh Văn Sơn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

Nguồn: “Chính sách tài chính với phát triển xuất khẩu của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, PGS. TS. Đinh Văn Sơn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w