3.3.1.1. Minh bạch hóa quản trị tài chính
Để giúp ngân hàng có thể thẩm định tài chính thuận lợi và nâng cao sự tin tưởng đối với DN, các DNVVN cần nâng cao chất lượng công tác cung cấp số liệu tài chính cho ngân hàng. Muốn vậy, lãnh đạo DN phải là những người đầu tiên nhận thức được tầm quan trọng của công tác này bằng các biện pháp:
Một là, hoàn thiện bộ phận kế toán theo hướng chuyên nghiệp hóa, có đủ năng lực trình độ chuyên môn để có thể giải quyết tốt các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình như: lập các BCTC một cách chính xác trên cơ sở pháp lý, chứng từ vững vàng; tư vấn cho lãnh đạo DN trong quá trình hoạt động kinh doanh sao cho bài bản, hợp pháp. Đồng thời, bộ phận kế toán cũng cần có khả năng giải trình các thắc mắc của NHTM về số liệu BCTC một cách trôi chảy, thuyết phục.
Hai là, Tuân thủ các quy định về hạch toán, kế toán thu chi trong hoạt động kinh doanh một cách minh bạch, rõ ràng. Công tác lập BCTC chỉ có thể được cải thiện nếu các số liệu đầu vào là chính xác trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, công ty TNHH nên chuyển sang mô hình họat động của công ty cổ phần để quản lý tài sản của công ty và tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp được rõ ràng.
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về hoạt động xuất khẩu, các quy tắc và luật lệ quốc tế. Xây dựng uy tín và đạo đức kinh doanh.
3.3.1.2. Nâng cao kỹ năng tiếp cận với tín dụng xuất khẩu
hàng, coi đó là buớc đi xây dựng mối quan hệ với ngân hàng. Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để nắm vững tính năng, tiện ích của từng loại tín dụng xuất khẩu. Nghiên cứu cách lập và trình bày dự án khả thi, xây dựng quan hệ với cán bộ tín dụng để có sự tư vấn khi cần thiết.
Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát của đội ngũ lãnh đạo DN để có thể trao đổi, thuyết trình với ngân hàng, nhằm tăng cường khả năng thuyết phục ngân hàng trong việc thẩm định cho vay DN. Xây dựng đội ngũ chuyên môn giỏi nghiệp vụ để việc lập phương án mang tính khả thi cao, sát với hoạch định kinh doanh thực tế mà đơn vị đã lập ra. Doanh nghiệp phải đặt mình ở vị thế ngân hàng để trình bày phương án một cách khoa học, chặt chẽ, thể hiện độ an tũan về vốn cho NHTM.
Các hiệp hội của cộng đồng DNNVV như Hiệp hội DNNVV, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)…. Phát huy vai trò trong việc bảo vệ lợi ích DNNVV, đóng vai trò là đại diện cho tiếng nói của DNNVV trong quan hệ với chính quyền, các tổ chức tài chính - tín dụng, đối tác thương mại. Đặc biệt chú ý xây dựng hệ thông thông tin dữ liệu về họat động xuất khẩu của DNNVV, thị trường và đối tác nhập khẩu. Tạo cơ hội giao lưu, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kỹ năng quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường, giưới thiệu sản phẩm. Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo về tín dụng xuất khẩu, cách thức và kỹ năng vay vốn NHTM cho DNNVV.
KẾT LUẬN
Lý thuyết kinh tế và thực tế đã chỉ ra vai trò của DNNVV trong nền kinh tế. Cộng đồng DNNVV có những đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh trờn cỏc lĩnh vực kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Hạn chế lớn nhất của DNNVV khi tham gia sân chơi toàn cầu là yếu tố tài chính.
dụng xuất khẩu cho DNNVV từ ba phía, đó là Chính phủ, NHTM và DNNVV. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết kinh tế và qua thực tien công tác, người viết khẳng định muốn mở rộng tín dụng xuất khẩu cho DNNVV, cần có sự phối hợp của cả ba phía: Chính phủ đóng vai trò định hướng và tạo ra sân chơi công bằng cho DNNVV; NHTM cú cỏch đánh giá tích cực và nhìn nhận DNNVV là nhóm khách hàng chiến lược, tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; DNNVV không ngừng nỗ lực hoàn thiện công tác quản trị điều hành, đặc biệt là độ minh bạch quản lý tài chính. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng dành cho DNNVV tại NHTM, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Người viết mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp này, với mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững của DNNVV nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung.
Mặc dù đó cú những cố gắng nghiên cứu, tổng kết các lý thuyết kinh tế, kết hợp vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác để hoàn thành luận văn, nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu, người viết không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các giảng viên Khoa Kế hoạch & Phát triển để nhận thức về vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.