Cách thức đánh giá độ tín nhiệm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 26 - 29)

số tài sản nợ khác của ngõn hàng theo quy định của NHNN Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động

1.4.2.2. Cách thức đánh giá độ tín nhiệm của doanh nghiệp

dụng; Tín dụng là việc sử dụng vốn, tài sản của người khác bằng uy tín, tín nhiệm của người sử dụng. Khi cấp tín dụng, NHTM có niềm tin rằng khách hàng sẽ hũan trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. Để đánh giá độ tín nhiệm của doanh nghiệp trong việc trả nợ, NHTM thường kết hợp hai phương pháp: Đánh giá dựa vào uy tín và năng lực của doanh nghiệp và đánh giá dựa vào tài sản đảm bảo

Đánh giá dựa vào uy tín và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp:

Các NHTM thường đưa ra những tiêu chí rất chi tiết để đánh giá uy tín và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Một số tiêu chí đánh giá thường được các NHTM áp dụng:

Doanh nghiệp có năng lực pháp luật dân sự để xin cấp tín dụng.

Doanh nghiệp có mục đích vay vốn hợp pháp. Đối với tín dụng xuất khẩu, do xuất khẩu là một lĩnh vực đuợc ưu tien, doanh nghiệp có thể nhận đuợc ưu đãi khi vay vốn

Có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả. Phương án của doanh nghiệp phải chứng minh đuợc khả năng sử dụng và trả nợ vốn vay, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội. Ngân hàng sẽ thực hiện thẩm định chi tiết và kỹ lưỡng phương án kinh doanh.

Kinh nghiệm, năng lực điều hành đội ngũ lãnh đạo, chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay.

Vị trí, khả năng cạnh tranh, kinh nghiệm họat động của doanh nghiệp trong phân khúc thị trường của mình.

Doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tốt với cỏc cỏc tổ chức tín dụng. ….

Đỏnh gớa dựa vào tài sản đảm bảo:

Bên cạnh uy tín và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp các NHTM còn kết hợp với việc đánh giá tài sản đảm bảo khi ra quyết định cấp tín dụng.

Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng. Các Biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm

Cầm cố tài sản là việc khách hàng giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thỡ cỏc bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ.

Thế chấp tài sản là việc khách hàng dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với ngân hàng và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Cỏc bờn cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, là những tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của ngân hàng.

Bảo lãnh của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

Các yêu cầu đối với tài sản đảm bảo:

Giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ đựoc bảo đảm

Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm. Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm sau khi tài sản được hình thành.

Tài sản bảo đảm được phép giao dịch;

Tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, tài sản bảo đảm không là đối tượng tranh chấp dưới bất kỳ hình thức nào;

Tài sản bảo đảm phải xác định được số lượng, chủng loại, giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải có khả năng thanh khoản;

Các NHTM thường kết hợp cả việc đánh giá độ tin cậy của khách hàng trong việc trả nợ bằng cả việc phân tích uy tín, năng lực kinh doanh của khách hàng với

tài sản đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên, do đặc trưng của các DNNVV là có quy mô vốn và tài sản nhỏ, nên cần có sự linh hoạc của NHTM khi đánh giá tín nhiệm, việc chú trọng vào tài sản đảm bảo sẽ hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV. 1.4.2.3. Trình độ nghiệp vụ cấp tín dụng xuất khẩu của NHTM

Thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, NHTM đã mở rộng phạm vi hoạt động nghiệp vụ từ đối nội ra phạm vi thế giới. Tín dụng xuất khẩu không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia nơi ngân hàng đó được thành lập và đặt trụ sở chính mà còn phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế. Các chủ thể tham gia vào tín dụng rất đa dạng, bao gồm các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu. Giữa các chủ thể này tiềm ẩn nhiều lợi ích, mâu thuẫn và tập quán khác nhau đòi hỏi được dung hòa và giải quyết. Ngân hàng cung ứng các nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu luôn phải đương đầu với rủi ro cao, tiốm ẩn, phức tạp, khó kiểm soát cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận.

Xuất phát từ tính rủi ro và lợi nhuận cao của nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, nên những NHTM hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhạy bén với mọi biến động của thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Có thể nói, chỉ những NHTM có công nghệ hiện đại, có quan hệ ngân hàng đại lý rộng, có năng lực quản lý, điều hành và chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế mới có khả năng mang đến cho doanh nghiệp những sản phẩm tín dụng xuất khẩu chất lượng.

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w