Bảng 2.2: Đóng góp của DNNVV về giải quyết việc làm: (Đơn vị: nghìn người)

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 35 - 40)

người) Tổng số việc làm cả nước Lao động trong các DNNVV Tỷ trọng 2000 37.075 32.358 87,28% 2001 38.180 33.356 87,37% 2002 39.276 34.216 87,12% 2003 40.404 34.731 85,96% 2004 41.579 35.633 85,70% 2005 42.775 36.694 85,79% 2006 43.980 37.742 85,82% 2007 45.208 38.657 85,51% 2008 46.460 39.707 85,46% 2009 47.743 41.178 86,25% 2010 49.048 42.214 86,07%

Nguồn: “Chính sách tài chính với phát triển xuất khẩu của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, PGS. TS. Đinh Văn Sơn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

Biểu đồ 2.2: Đóng góp DNNVV vào giải quyết việc làm:

Nguồn: “Chính sách tài chính với phát triển xuất khẩu của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, PGS. TS. Đinh Văn Sơn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

Trong khi bùng nổ về số lượng, "sức khỏe" và tính hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đặt ra nhiều vấn đề. Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, khối doanh nghiệp này "có lớn nhưng không mạnh".

Các doanh nghiệp phát triển rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời. Phần lớn có vốn (vốn tự có, vốn điều lệ...) rất ít, huy động bên ngoài hạn chế, không đủ điều kiện tiếp cận thị trường vốn, năng lực tự huy động không có... Vốn là khó khăn lớn nhất và cũng là điểm yếu nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về trình độ công nghệ, do phần lớn là các cơ sở thủ công "đi lên" hoặc có tiếp cận được khoa học, công nghệ nước ngoài thì cũng thuộc thế hệ lạc hậu.

Một trong những điểm yếu khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là mối liên kết rất hạn chế. Điều này thể hiện cả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh lẫn năng lực tạo dựng một tiếng nói chung có thể mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Ngoài ra, khả năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại cũng như lao động hoạt động trong khu vực này... cũng rất hạn chế.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, khối doanh nghiệp này được sự hỗ trợ từ tài chính, thông tin, đào tạo nhân lực đến chính sách hỗ trợ để sử dụng khoa học công nghệ... Sau đó, tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 22/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Những hỗ trợ này đã tạo động lực mới cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, các định hướng chung cần phải được cụ thể hóa nhanh hơn nữa, đồng thời với việc đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách các thủ tục hành chớnh… để chính sách này có tác động mạnh mẽ, sâu rộng hơn.

2.1.2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam

Qua hơn hai mươi năm đổi mới, xuất khẩu đã và đang là một động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều đặn qua các năm, đặc biệt từ

sau thời điểm năm 2006, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Kim ngạch hàng hóa 9 tháng năm 2011 đạt 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2010. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có kim ngạch tăng cao so với chín tháng năm trước, trong đó hàng dệt may đạt 10,5 tỷ USD, tăng 31,1%; dầu thô đạt 5,6 tỷ USD, tăng 52,3%; giày dép đạt 4,8 tỷ USD, tăng 30,8%; hàng thủy sản đạt 4,4 tỷ USD, tăng 26,4%; gạo đạt 3 tỷ USD, tăng 20,1%; cà phê đạt 2,2 tỷ USD, tăng 63,9%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2,8 tỷ USD, tăng 27,2%; cao su đạt 2,3 tỷ USD, tăng 59,8%. Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 11 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU với 10,2 tỷ USD, chiếm 16,6% và tăng 48,2%; ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, chiếm 14% và tăng 26,2%; Trung Quốc đạt 6,6 tỷ USD, chiếm 10,6% và tăng 62%; Nhật Bản đạt 6,4 tỷ USD, chiếm 10,5% và tăng 33,3%.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam: (Đơn vị: Triệu USD)

Năm Kim ngạch xuất khẩu Tăng trường (%)

2001 15.029 3,.77 2002 16.706 11,15 2003 20.149 20,61 2004 26.485 31,44 2005 32.447 22,51 2006 39.826 22,74 2007 48.561 21,93 2008 62.685 29,08 2009 57.096 -8,91 2010 72.192 26,43

Nguồn: Tổng cục thống kê, “Niờn giỏm thống kê 2011” Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam:

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê

2.1.3. Thực trạng xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam

Số lượng DNNVV tham gia xuất khẩu không ngừng gia tăng. Ngọai trừ dầu thô và một số loại tài nguyên, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam đều có sự tham gia của DNNVV. Một số sản phẩm xuất khẩu như đồ gỗ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, dệt may, chế biến thực phẩm… chủ yếu do DNNVV đảm nhiệm. Hoạt động xuất khẩu của DNNVV đã tạo ra khối lượng lớn công ăn việc làm, đặc biệt là tại các làng nghề ở nông thôn, góp phần quan trọng làm năng động nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Bảng 2.3: Số lượng DNNVV tham gia xuất khẩu Năm Số lượng doanh nghiệp Tăng trưởng (%) 2000 12.600 2001 18.000 42,82 2002 22.000 22,22 2003 26.000 18,18 2004 26.700 2,69 2005 29.000 8,61 2006 30.100 3,79

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư, “Bỏo cỏo thực trạng DNNVV” Biểu đồ 2.3: Số lượng DNNVV tham gia xuất khẩu:

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư, “Bỏo cỏo thực trạng DNNVV”

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w