Quan điểm mở rộng tín dụng xuất khẩu cho các DNN

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 65 - 66)

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CHO DNVVN

3.1. Quan điểm mở rộng tín dụng xuất khẩu cho các DNN

Đối với tín dụng xuất khẩu của DNNVV, chủ trương của Chính phủ và NHNN là kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật, áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trong điều kiện sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, cho vay các dự án, có hiệu quả và khả năng trả

nợ đúng hạn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở đú, cỏc NHTM trong thời gian tới tiếp tục tập trung tín dụng xuất khẩu cho DNNVV, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Mở rộng tín dụng xuất khẩu của NHTM cho DNNVV cần có sự phối hợp tử ba phớa: chớnh phỳ, cỏc NHTM và DNNVV. Mở rộng tín dụng xuất khẩu không phải là sự ưu ái cho DNNVV, đây là sự phân bổ nguồn lực khan hiếm đến khu vực sử dụng hiệu quả; cụ thể hóa đường lối chính sách đã được vạch ra và hướng đến lợi ích dài hạn của nền kinh tế.

Việc mở rộng tín dụng xuất khẩu của NHTM cho DNNVV cần tuân theo các quy định, nguyên tắc chung và thỏa thuận thương mại khu vực cũng như thế giới. Cần giảm các hình thức hỗ trợ trực tiếp của nhà nước như hỗ trợ lãi suất, bù lãi suất, thay vào đó là sự hỗ trợ thông qua hệ thống NHTM.

Tạo điều kiện để NHTM đa dạng hóa danh mục khách hàng, tích cực tham gia vào quá trình hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Khuyến khích DNNVV sử dụng trọn gói dịch vụ tại một ngân hàng nên ngân hàng có cơ hội nâng cao và đa dạng hóa cơ cấu thu nhập. Trên cơ sở đối tượng khách hàng DNNVV trải rộng ở cả địa bàn thành thị và nông thôn, NHTM có cơ sở mở rộng mạng lưới hoạt động.

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 65 - 66)