Bất cập trong quản lý hoạt động NHTM

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 55 - 60)

Nguồn: Tổng hợp từ cỏo cỏo thương niên 2010 của Eximbank

2.3.1.2. Bất cập trong quản lý hoạt động NHTM

Quản lý vĩ mô của chính phủ và Ngân hàng TW đối với NHTM vẫn còn những hạn chế. Sự cạnh tranh giữa NHTM cũng như việc chạy theo lợi ích trước mắt của một bộ phận ngân hàng đó cú những ảnh hưởng tiêu cực đến tín dụng xuất khẩu cho DNNVV .

Hệ thống ngân hàng Việt Nam, với số lượng hơn 40 ngân hàng trong nước, 30 ngân hàng 100% nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khoảng 10 công ty cho thuê tài chính cùng thực hiện các hoạt động của một tổ chức tín dụng được cho là nhiều về số lượng nhưng không thực sự mạnh về chất lượng. Các ngân hàng nhỏ, thiếu thanh khoản thường đưa ra mức lãi suất cao hơn mặt bằng chung nhằm thu hút khách gửi tiền. Đây là nguyên nhân chính khiến thị trường đua lãi suất huy động tiền đồng kéo dài ngay cả khi NHNN áp dụng một loạt biện pháp thắt chặt tiền tệ.

Mặt khác, chính từ nhu cầu vay vốn “núng” của một số NHTMCP mà hình thành nên hiện tượng các NHTM lớn “kiếm ăn” trên lưng ngân hàng nhỏ. Các NHTM lớn có lợi thế về danh tiếng, mạng lưới rộng khắp... nờn dự lãi suất huy động của các NHTM này có thấp thì tổng lượng vốn họ huy động được vẫn khá nhiều. Có vốn, họ mua trái phiếu chính phủ - loại lương khô để khi muốn có thể mang đến NHNN “đổi” thành “tiền tươi thóc thật” và cho các NHTM nhỏ vay. Một phần vốn của hệ thống ngân hàng đã không chảy thẳng vào nền kinh tế mà đi lũng vũng giữa các ngân hàng. Đây là một nguyên nhân khiến cho lãi suất bị đẩy lên cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.

Một bất cập khác trong quản lý vĩ mô ngành ngân hàng là việc giám sát và điều tiết nguồn vốn ngân hàng. Có thể nói, nguồn vốn từ ngân hàng những năm qua, phân bổ không hợp lý, tập trung quá nhiều cho những ngành phát triển “núng” như bất động sản, chứng khoán; trong khi những DNNVV có nhu cầu vay sản xuất, xuất khẩu lại không được ưu tiên vay vốn. Nếu so sánh lợi nhuận, cho vay sản xuất chỉ 17%/năm đã bị doanh nghiệp kêu, trong khi cho vay phi sản xuất, trong đó có bất động sản hiện tới 23-25%/năm, vừa không bị “kờu”, lói nhiều hơn, lại được đảm bảo bằng chính nhứng tài sản đang tăng giá hàng ngày. Mặc dù tập trung vốn cho các ngành “núng” mang lại lợi nhuận cao trong ngắn hạn cho ngân hàng, nhưng về dài hạn, nó lại gây ra méo mó cho nền kinh tế, đẩy giá tài sản lên cao bất thường, là cơ hội làm giàu cho những người đầu cơ, gây ra nguy cơ rủi ro tín dụng cho cả hệ thống ngân hàng. Cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008, có nguyên nhân không nhỏ từ những khoản vay bất động sản “dưới chuẩn” đã cho thấy hậu quả của việc dồn tín dụng cho những ngành phát triển núng, cú yếu tố đầu cơ. Giá tài sản giảm quá nhanh chóng, vượt quá cả dự đoán của các ngân hàng, yếu tố đảm bảo không còn, tài sản nhận thế chấp lại trở thành gánh nặng cho ngân hàng. Ở Việt Nam, hai lĩnh vực mà sự tăng trưởng nóng nhất có lực đỡ từ phía ngân hàng chính là bất động sản và chứng khúan.

Dư nợ cho vay bất động sản (bất động sản) trong giai đoạn 2003 - 2005 liên tục tăng với tốc độ bình quân 33%/năm. Dư nợ cho vay bất động sản đã tồn đọng từ năm 2008 đến nay chính là yếu tố gây bất ổn về lãi suất và điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh bất động sản, chứng khoán cũng là lĩnh vực trong giai đoạn tăng trưởng nóng 2005 - 2007 đó hỳt lượng vốn rất lớn từ NHTM. Chỉ số VN Index tăng gần gấp đôi từ 400 điểm vào giữa năm 2006 lên tới 750 điểm vào cuối năm 2007. Chứng khoán trở thành ngành kinh doanh “một vốn, bốn lời”, thạm chí mười lời. Một trong những động lực để thị trường tăng trưởng mạnh chính là đòn bẩy tài chính của NHTM. Các NHTM trực tiếp cho vay hoặc thông qua các công ty chứng khoán là công ty con, công ty liên kết của mình để bơm vốn cho thị trường. Sang năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng toàn cầu đã khiến cho bong bong

chứng khoán bị vỡ, và ngân hang phải đối mặt với rủi ro nợ xấu từ chứng khoán. 2.3.1.3. Chưa thúc đẩy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển

Mặc dù là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu, qua đó thuận lợi hơn khi tiếp cạn tín dụng xuất khẩu của NHTM, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện chưa phổ biến tại Việt Nam. Hiện mới có 03 DNBH bắt đầu triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bao gồm:

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI); Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh); Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam).

Cả ba doanh nghiệp trên chưa có đội ngũ chuyên gia về Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, do vậy họ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhà tái bảo hiểm nước ngoài từ khâu khai thác, đánh giá rủi ro, thẩm định bảo hiểm,.. và tái phần lớn dịch vụ nhận được cho nhà tái bảo hiểm nước ngoài.

Kết quả triển khai rất hạn chế, QBE có 02 hợp đồng với doanh thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hơn 4 tỷ đồng, Bảo Minh có 06 hợp đồng với doanh thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là 3 tỷ đồng, PVI chưa ký được hợp đồng bảo hiểm nào. Ngoài ra, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt) đang nghiên cứu để triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Quỏ ít doanh nghiệp Việt Nam hiện nay "quen" với bảo hiểm tín dụng thương mại. Bảo hiểm tín dụng thương mại là hình thức bảo hiểm mới, trước đây doanh nghiệp chỉ quan tâm tới bảo hiểm hàng hóa chính, vì vậy khi nói tới bảo hiểm tín dụng thương mại, hầu như các doanh nghiệp Việt Nam đều rất “lạ” với khái niệm này. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa nhận thức được biện pháp giới thiệu, phổ biến để doanh nghiệp làm quen và sử dụng bảo hiểm xuất khẩu. Nếu Nhà nước có thông điệp rõ ràng hơn và có cách tiếp cận hợp lý để tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của sản phẩm với các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời có một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ để giỳp cỏc doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận thức rõ về những lợi ích mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại, thì sản phẩm bảo hiểm tín dụng sẽ có cơ hội để phát triển.

Khó khăn chung cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước khi triển khai sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là chưa xây dựng hệ thông tin lưu trữ về tình hình sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu lợi nhuận, tình trạng vay nợ của các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó khó đưa ra được thang điểm đánh giá khách hàng để quyết định phí và tỷ lệ bảo hiểm phù hợp. Cơ sở dũ liệu về các đối tác nhập khẩu không phong phú. Cán bộ có kinh nghiệm triển khai nên phụ thuộc vào việc thẩm định đánh giá từ công ty mẹ hoặc công ty tái bảo hiểm; tỷ lệ phí giữ lại ít (khoảng 1%); khi triển khai sản phẩm này yêu cầu rất cao về hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ trong khâu tìm kiếm, thẩm định thông tin khách hàng. Trong khi đó, rủi ro của sản phẩm này tương đối cao như: rủi ro chính trị, rủi ro tỷ giá hối đoái, phụ thuộc vào bên thứ ba… Nguyên nhân cơ bản là chưa có quy định và cơ chế chính sách rõ ràng trong quá trình phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành, doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp xuất khẩu.

2.3.1.4. Khả năng cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước còn hạn chế

Hạn chế thông tin về tình hình xuất khẩu của DNNVV khiến cho NHTM khó có cơ sở thẩm định chính xác năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp để ra quyết định cho vay. Dự đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin ngày một phát triển nhưng nhìn chung, VN vẫn là một nước lạc hậu về thông tin, nguồn cung cấp thông tin chưa đầy đủ, còn nghèo nàn, kém phát triển so với thế giới. Thiếu thông tin, các số liệu điều tra, thống kê về các hoạt động sản xuất. kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học..đó hạn chế cơ hội để các DNVVN có thể tiếp cận, nắm bắt thị trường. Các NHTM phải mất nhiều thời gian để thẩm định hồ sơ vay và đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn, vì khó nắm bắt kịp thời sự thay đổi về thông tin thị trường trong nước lẫn các thông tin thương mại quốc tế, thông tin về tình hình lĩnh vực hoạt động của DN cũng như các đối tác làm ăn có liên quan.

Hiện nay, một số nguồn thông tin chủ yếu mà các NHTM khai thác để thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng là từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và các website của các cơ quan ban ngành nhà nước, các DN, có liên quan đến hồ sơ khách hàng cần thẩm định. Về CIC, so với trước đây, tuy CIC đã cung cấp được nhiều

thông tin hơn, gồm tình hình dư nợ vay của DN tại các NHTM, lịch sử vay vốn , thông tin tổng hợp về DN, xếp hạng tín dụng DN, thông tin về TSBĐ, nhưng vẫn còn hạn chế vỡ cỏc số liệu chưa cập nhật kịp thời và đôi khi thiếu chính xác, đặc biệt là thiếu các thông tin phi tài chính. Sở dĩ còn tồn tại hạn chế trờn vỡ CIC hoạt động dựa vào số liệu mà các NHTM cung cấp, nhưng chưa có những quy định, ràng buộc chặt chẽ, chế tài đủ mạnh để buộc các NHTM phải tuân thủ nghiêm túc việc cung cấp số liệu cho CIC. Điều này dẫn đến các NHTM cũng chưa thật sự hợp tác, phối hợp và tuân thủ việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác cho CIC. Thực tế xảy ra nhiều trường hợp khách hàng đã bị nợ quá hạn nhiều tháng, hay đã trả dứt nợ ngân hàng nhưng các NHTM khụng bỏo cho CIC, nên CIC vẫn không cập nhật được tình trạng nợ khách hàng. Do đó, nguồn thông tin mà CIC gửi đến cho các NHTM khác khi cần cũng bị hạn chế do chưa cập nhật được các biến động mới nhất về tình hình của DN. Đối với các nguồn thông tin từ các website của các cơ quan ban ngành nhà nước và các DN, khả năng NHTM có thể khai thác phục vụ cho công tác thẩm định cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các số liệu thống kê. Mặc dù đã được cải thiện hơn so với trước đây nhưng ngành thống kê, tổng hợp vẫn còn chậm phát triển, các thông tin tổng hợp từ hoạt động thống kê vừa thiếu số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, khi cần các số liệu như tỷ trọng nợ trung bình ngành, tỷ suất sinh lời trung bình, mức tồn kho trung bình, mức phải thu trung bình, tỷ trọng giá bán hàng vốn trung bình, quy mô định hướng phát triển ngành đối với mỗi lĩnh vực kinh doanh.., những thông tin có ý nghĩa lớn trong việc thẩm định phương án, dự án vay vốn, ngân hàng thường rất khó tìm tại các website chính thức của cơ quan nhà nước như ở Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc thiếu sự hỗ trợ thông tin từ các cơ quan ban ngành, DN dẫn đến mỗi ngân hàng phải tự tìm tòi, khắc phục các hạn chế trên bằng cách tạo dựng cơ chế, quy định riêng nhằm khai thác và cung cấp thông tin, phục vụ cho việc thẩm định cho vay, nên mức độ hiệu quả và rủi ro là khác nhau. Thiếu thông tin để thẩm định, nhiều NHTM ngại cho vay các DN có làm ăn với nước ngoài như các DN xuất nhập khẩu vì không thể thẩm định khả năng thực hiện hợp đồng của phía đối tác, sẽ rất dễ phát sinh rủi ro

cho NHTM nếu phía đối tác nước ngoài vi phạm hợp đồng.

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 55 - 60)