Hạn chế trong hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của NHTM cho các DNN

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 51 - 53)

Nguồn: Tổng hợp từ cỏo cỏo thương niên 2010 của Eximbank

2.2.2.Hạn chế trong hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của NHTM cho các DNN

DNNVV

Tỷ lệ DNNVV tiếp cận được tín dụng xuất khẩu còn thấp

DNNVV có những đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm, nhưng. Theo các cuộc điều tra của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI) và Bộ Kế hoạch Đầu tư, chỉ có khoảng 1/3 DNNVV tham gia xuất khẩu có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng một cách thường xuyên, số còn lại khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được. Không ít DNVVV cho rằng, thủ tục các NH đặt ra là quá sức đối với họ. Ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5-10% số DNNVV được vay với lãi suất ưu đãi. Có nhiều nguyên nhân khiến cho DNNVV khó vay vốn của NHTM nhưng nguyên nhân căn bản là do các DNNVV chưa đáp ứng đủ điều kiện để các NHTM vay như: việc lập kế hoạch kinh doanh, tài sản đảm bảo, cân đối tài chính. Nguyên nhân lớn nhất là giá trị tài sản đảm bảo của DNNV thấp hoặc không có. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, do khó khăn về nguồn vốn, NHTM dành ưu tiên cho các khách hàng lớn, có quan hệ tín dụng lâu dài và giảm mức độ ưu tiên cho DNNVV. Yếu tố quan hệ nghiệp vụ với NHTM cũng rất quan trọng. Khi làm dự án vay vốn, DNNVV bị

hạn chế về con người , tài chính nên phương án đưa ra còn sơ sài.

Bảng 2.8: Những khó khăn DNNVV thường gặp khi tiếp cận với tín dụng dụng xuất khẩu của NHTM:

STT Nguyên nhân Phần trăm

1 Không có tài sản thế chấp, bảo lãnh 38,7

2 Khó khăn nguồn vốn 22

3 Báo cáo tài chính của DNNVV không minh

bạch, đầy đủ 19,4

4 DNNVV không đủ khả năng soạn thảo

phương án vay vốn 9,7

5 Nguyên nhân khác 6,0

Nguồn: ‘Tài trợ tín dụng ngân hàng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Ts. Trương Quang Thông, NXB. Đại học Quốc gia Tp. HCM

Biểu đồ 2.8: Những khó khăn DNNVV thường gặp khi tiếp cận với tín dụng dụng xuất khẩu của NHTM:

Nguồn: ‘Tài trợ tín dụng ngân hàng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Ts. Trương Quang Thông, NXB. Đại học Quốc gia Tp. HCM

Mặt bằng lãi suất cho vay cao

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt được thi hành để ngăn chặn lạm phát, doanh nghiệp xuất khẩu phải chấp nhận mức lãi suất cho vay rất cao. Doanh nghiệp trước nguy cơ dừng sản xuất. Mặc dù các ngân hàng vẫn tuyên bố đảm bảo đủ vốn nhưng câu chuyện cung - cầu tín dụng là vấn đề nóng bỏng. Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2011, lãi suất cho vay ở các ngân hàng hiện đã khá cao; mức lãi suất. 17 – 19 %/năm như các ngân hàng công bố chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận tới nguồn vốn có lãi suất “mơ ước” này. Hầu hết các doanh nghiệp muốn vay vốn xuất khẩu phải vay ở mức trên 20%, thậm chí lên đến 22% - 23%. Lãi suất quá cao đã ăn hết lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ bất đắc dĩ mới phải vay để thực hiện những hợp đồng xuất khẩu đã ký, không thể vay để đầu tư tài sản, mở rộng quy mô sản xuất. Không ít doanh nghiệp hoạt động cầm chứng, thậm chí dừng hoạt động.

Các sản phẩm tín dụng xuất khẩu chưa được triển khai đầy đủ

Hầu như các ngân hàng đều có bộ phận chuyên về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại; nhưng chủ yếu phục vụ cho vay theo hợp đồng xuất khẩu. Đây là kiểu cấp tín dụng truyền thống, giải ngân trước khi thực hiện hợp đồng. Trong khi bao thanh toán, hình thức cấp tín dụng sau khi thực hiện hợp đồng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp; cùng với nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu không được ngân hàng tư vấn và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng, một phần vì NHTM e ngại rủi ro, một phần do chưa nắm vững luật lệ, thông lệ tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 51 - 53)