Quản lý vật tư trong quá trình dự trữ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vật tư tại công ty điện lực quảng ngãi (Trang 66 - 68)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ TRONG NGÀNH ĐIỆN LỰC

2.2. Thực trạng công tác quản lý vật tư tại Công ty Điện lực Quảng Ngãi

2.2.4. Quản lý vật tư trong quá trình dự trữ

2.2.4.1. Xác định vật tư dự trữ

* Bước 1. Căn cứ để xác định vật tư cần dự trữ

+ Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa, thay thế, nâng cấp, mở rộng lưới điện và phát triển mở rộng khách hàng của Công ty Điện lực Quảng Ngãi.

+ Đối với sửa chữa lớn thì khi nào thi cơng thì mua sắm vật tư và chỉ dự phòng một lượng rất nhỏ nhằm thay thế các vật tư khi thi công làm hỏng vật tư.

+ Đối với sửa chữa thường xuyên và phát triển khách hàng thì dựa vào khối lượng từng loại vật tư đã tới thời kỳ phải thay thế sửa chữa, khối lượng cơng trình phải thi cơng, lượng vật tư hay bị sự cố, dựa vào kế hoạch phát triển lưới điện khách hàng, dựa vào thống kê các vùng hay bị sự cố và mùa hay xảy ra sự cố. Đặc thù riêng của ngành điện là vào những mùa mưa sét xác suất sự cố xảy ra tăng cao, cũng trong mùa này bão, lũ lụt thường xảy ra nên vật tư thiết bị trong mùa này có hệ số dự phịng sẵn cao hơn so với các mùa khác.

* Bước 2. Phương pháp để xác định vật tư cần dự trữ

Trong thời gian qua, việc xác định vật tư cần dự trữ cho sản xuất của Công ty Điện lực Quảng được chia làm 3 nhóm: Sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, thí nghiệm hiệu chỉnh và phát triển khách hàng. Do vậy mà mỗi nhóm sẽ có phương pháp dự trữ khác nhau: Đối với vật tư thiết bị dùng cho sửa chữa thường xuyên thì dùng phương pháp dự trữ định kỳ, sửa chữa lớn dùng phương pháp điểm đặt hàng còn vật tư thiết bị dùng cho thí nghiệm hiệu chỉnh và phát triển khách hàng thì tuỳ thuộc vào từng hợp đồng mà Công ty sử dụng phương pháp nào nhưng thường trong thời gia qua, Công ty Điện lực Quảng Ngãi sử dụng 2 phương pháp trên. Nên khi phân tích tình hình dự trữ vật tư ở Cơng ty Điện lực Quảng Ngãi đã chia làm 3 nhóm để phân tích.

Để xác định lượng dự trữ vật tư cho kỳ kế hoạch thì Cơng ty Điện lực Quảng Ngãi dựa vào khối lượng vật tư thiết bị đang vận hành trên lưới điện, dựa vào mức

giá trị tồn kho thường xuyên, dựa vào nhóm vật tư dự trữ, dựa vào định mức dự trữ của công ty cho phép để dự trữ đồng thời phải cân đối với lượng vật tư tồn kho của kỳ trước. Đối với từng loại vật tư mà công ty cho phép mức dự trữ khác nhau nhưng bình quân mức dự phòng thường xuyên cho các loại vật tư thiết bị sử dụng cho sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn vào khoảng 0,006% trong một năm.

Bảng 2.3. Xác định kiểu dự trữ

TT Loại vật tƣ Nhóm Kiểu dự

trữ Thời gian

1 Sứ cách điện Sửa chữa thường xuyên Định kỳ 1 tháng 1 lần

2 Áp tô mát Sửa chữa lớn Điểm đặt hàng Khi nào dùng thì mua 3 Dầu Castron Thí nghiệm, phát triển ... Định kỳ 1 tháng 1 lần

(Nguồn: Phịng Vật tư Cơng ty Điện lực Quảng Ngãi) Lượng dự trữ vật tư = Khối lượng vật tư đang vận hành * 0,006%

Ví dụ điển hình một số loại vật tư như sau:

+ Dây AC-185mm2 có chiều dài là 219 km và mức dự trữ cho dây dây AC- 185mm2 là 0,05% trong 1 năm vậy lượng dự trữ của dây AC-185mm2 là = 219 * 0,05% = 0,11 km.

Năm 2017 tổng số sứ SDD22 vận hành trên lưới điện là 9.762 quả. Định mức dự trữ cho sứ SDD22:

+ Đối với mùa mưa bão là 2% + Đối với mùa khô là 0.05%

Vậy tổng số sứ SDD22 dự trữ cho năm 2017 = 9.762*2,05% = 200 quả. Mà năm 2017 sứ SDD22 có các chỉ số như sau:

+ Tồn đầu kỳ: 239 quả. + Nhập mới: 639 quả.

+ Sử dụng trong năm 2017 là: 925 quả.

Qua các số liệu trên thấy rằng lượng sứ SDD22 sử dụng lớn hơn lượng nhập mới + số tồn trong kho đầu kỳ điều này chứng tỏ rằng lượng sứ SDD22 dự trữ thiếu. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do kế hoạch dự báo về tình trạng sử

dụng của sứ SDD22 đã qua nhiều năm đã đến thời kỳ bị hỏng, tình hình thời tiết phức tạp...

2.2.4.2. Tổ chức dự trữ vật tư

Tại Công ty Điện lực Quảng Ngãi có 3 kho để chứa vật tư các loại, mỗi kho có tổng diện tích vào khoảng hơn 1000m2 được thiết kế xây dựng hiện đại. Tuy nhiên cách bố trí để lưu trữ từng loại vật tư của Công ty là chưa phù hợp. Mặc dù. tại mỗi chi nhánh trực thuộc Cơng ty Điện lực Quảng Ngãi cũng có kho để dự trữ các loại vật tư thiết bị nhằm phục vục cho cơng việc của mình. Tuy nhiên, công tác tổ chức dự trữ vật tư của Công ty trong thời gian qua chưa thật tốt. Cụ thể như sau:

- Khi vật tư thiết bị được nhập về thì phịng Vật tư đã phân loại vật tư thiết bị. Tuy nhiên, việc sắp xếp lên giá, kệ chưa khoa học, chưa đúng vị trí để đảm bảo cho việc bảo quản tốt nhất, khó nhìn thấy và khó lấy ...

- Kho và sân bãi của Công ty Điện lực Quảng Ngãi gồm hệ thống kho, sân bãi rộng rãi tuy nhiên đã xuống cấp ảnh hưởng đến việc xuất nhập vật tư thiết bị.

- Kho được bố trí, phân vùng để phù hợp cho việc bảo quản từng loại vật tư. - Các kho đều được trang bị các dụng cụ phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế, chưa hiện đại

- Các loại vật tư thiết bị nhập về có tính chất khác nhau chưa được sắp xếp vào các vị trí khác nhau theo tính chất của từng loại vật tư thiết bị trong kho, khó bảo quản và vật tư lưu kho chưa được bảo dưỡng định kỳ.

Tóm lại, Cơng tác quản lý vật tư trong quá trình dự trữ đảm bảo theo định

mức của EVNCPC. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Công ty Điện lực Quảng Ngãi vẫn chưa áp dụng bài toán tối ưu về dự trữ vật tư góp phần đảm bảo cho sản xuất liên tục bình thường (do khâu dự trữ quá lớn) tăng nhanh vòng quay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vật tư tại công ty điện lực quảng ngãi (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)