Ngôn ngữ mang tính đối thoạ

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 91 - 92)

- Yếu tố kì ảo tác động vào sự di chuyển điểm nhìn nghệ thuật

3.3.1.2.Ngôn ngữ mang tính đối thoạ

Theo M. Bakhtin, đối thoại là một phẩm chất của ngôn ngữ tiểu thuyết, ngoài tiếng nói của nhân vật đang nói còn có tiếng nói của các nhân vật khác. thậm chí ngay trong lời của một nhân vật cũng bao chứa những dòng ý thức trái chiều cùng tranh biện nhau.

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng như Thiên thần sám hối, các nhà văn sử dụng khá nhiều những đoạn đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật với nhau từ đó làm nổi bật tính cách, bản chất nhân vật. Những mẩu thoại

giữa nhân vật người mẹ và bà Phước cho thấy bà ta là một người đàn bà quê mùa, suồng sã, chợ búa: “Khổ thân em chỉ toàn cho ra thị mẹt” [I. 1 - Tr. 59]; "Chị cũng cởi váy ra cho nó đỡ vướng. Lúc nào muốn nó khắc ra chị a, lo lắng cũng thế thôi! Thôi em ngủ tiếp đây!" [I. 1 - Tr. 61]. Bên cạnh bà Phước thì Phúc trong Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng được nhà văn lột trần bản chất qua những câu hỏi của ông với bố: "Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?" [I. 13 - Tr. 22].

So với hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường và Tạ Duy Anh,

Thân phận tình yêu có ít lời thoại trực tiếp giữa các nhân vật hơn. Nhân vật

của Bảo Ninh dường như suy tư nhiều hơn nói. Vậy phải chăng không có đối thoại? Ngược lại, tính đối thoại của cuốn tiểu thuyết này lại nằm chủ yếu trong những lời độc thoại (là lời nhân vật tự nói với mình, về mình, về mọi người). Văn học sau 75 có xu hướng “nội tâm hoá” nhân vật để vươn đến sự hiểu biết trong tầng vô thức tiềm thức ở nhân vật. Vậy nên những lời độc thoại mang tính đối thoại là những cố gắng của những cây bút như Bảo Ninh. Trong thế giới vô thức của Kiên luôn diễn ra những cuộc đối thoại trái chiều, những cuộc tranh biện giữa ý thức và vô thức rồi từ đó bật ra những câu hỏi day dứt: "Vì sao, tại sao, hay sao, để làm gì..."

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 91 - 92)